Take a fresh look at your lifestyle.

Những dấu hiệu của đứa trẻ hư

Không hiểu giá trị của tiền bạc
Trẻ nên hiểu rằng tiền không phải có mọi nơi và cha mẹ phải làm việc chăm chỉ để có được nó. Còn nếu cha mẹ cứ quá nuông chiều con cái thì chúng sẽ trở thành những đứa trẻ hư.
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ hư ít có khả năng độc lập về tài chính và có nguy cơ mắc nợ cao hơn khi chúng lớn lên. Chúng quen với thực tế những gì mong muốn đều thành sự thật mà không cần bất kỳ nỗ lực nào của bản thân. Thế nên, chúng sẽ vay tiền để thỏa mãn mong muốn mà không nghĩ trước cách sẽ trả nợ thế nào.
Từ chối làm việc nhà
Bố mẹ nên giúp con trở nên độc lập. Khi 3 tuổi, trẻ có thể nhặt đồ chơi; 5 tuổi có thể giúp đỡ công việc nhỏ. Năm 10 tuổi, trẻ gọt được vỏ khoai tây, giúp gia đình làm bữa tối. Nếu tất cả nỗ lực lôi kéo trẻ vào công việc gia đình đều thất bại vì trẻ không muốn, không thể hoặc không muốn học cách làm và bố mẹ chấp nhận hành vi đó, nó sẽ khiến trẻ sinh hư.
Theo một số thống kê, trẻ em hiện đại ở độ tuổi 3 – 12 dành khoảng 3 tiếng mỗi tuần để hỗ trợ các công việc gia đình và không dưới 14 tiếng mỗi tuần ngồi trước máy tính. Nhưng nếu đứa trẻ không có bất kỳ trách nhiệm gì, làm sao chúng có thể đối phó với những công việc khi trưởng thành?

Không nói lời cảm ơn
Đứa trẻ cư xử tốt với người khác, nhưng không thể hiện lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình là rất tồi tệ. Trẻ em quên nói lời cảm ơn không phải vì cố ý hay vì muốn làm tổn thương ai đó mà là vì cho rằng mọi thứ gia đình làm cho là hiển nhiên.
Các nhà tâm lý học tin rằng hành vi như vậy có thể gây ra những vấn đề trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân trong tương lai, bởi bố mẹ không dạy trẻ biết ơn những người gần gũi và thân thương nhất với chúng.
Không hòa đồng với bạn bè
Khi giao tiếp với những đứa trẻ khác, một đứa trẻ hư thường không nhận thức được cần “có đi có lại”. Việc không thể cân nhắc nhu cầu của người khác và thiếu sự đồng cảm khiến bạn bè không muốn chơi với chúng. Vì vậy, đứa trẻ bắt đầu cảm thấy không thoải mái và thường đổ lỗi cho người khác. Nếu trẻ bị bạn bè xa lánh, bạn cần dành thời gian giúp con khắc phục.
Đứa trẻ 1 tuổi có thể tập trung vào một nhiệm vụ trong khoảng 15 phút. Đến 3 tuổi, trẻ thường có thể tự giải trí. Không biết cách đối phó với sự nhàm chán và luôn chờ đợi ai đó mua vui thì thực sự là đứa trẻ hư. 
Dễ dàng nổi cáu
Trẻ mới biết đi không biết cách thể hiện cảm xúc nên thường khóc, bò ra sàn và nổi cơn thịnh nộ. Đây là biểu hiện của nhiều trẻ nên người lớn có thể xem nhẹ. Trẻ nhỏ thường không biết cách bày tỏ, đối phó với cảm xúc tiêu cực nên khóc lóc, nổi giận.
Tuy nhiên, trẻ đến tuổi đi học mà vẫn hành động như vậy thì không phải chuyện bình thường. Chúng đang cố mè nheo để bố mẹ mủi lòng và làm theo mọi điều chúng muốn. Trong trường hợp này, phụ huynh chỉ cần giúp đỡ, trấn an con.
Nhưng khi đã đến tuổi đi học, trẻ vẫn khóc, cáu khi không vừa ý, chúng đang thao túng cha mẹ. Nếu sau những lần như vậy, người lớn cảm thấy mệt mỏi còn trẻ đạt được thứ mình muốn, chuyện hoàn toàn không ổn.. Không thích các hoạt động liên quan đến cạnh tranh
Thay vì nuôi dạy con như những nhà vô địch, bố mẹ nên dạy cho trẻ bài học quan trọng là đôi khi cũng có thất bại và không có gì phải xấu hổ. Việc tham gia các cuộc thi là để thử sức mình, học hỏi thêm nhiều điều, có thêm bạn mới, dù trẻ thắng hay thua.
Không tôn trọng ba mẹ
Bản thân cha mẹ ngay từ đầu phải dạy cho trẻ cách nói năng phù hợp, đúng quy tắc, có trên có dưới. Nếu thả cửa cho trẻ thích nói sao cũng được, trẻ sẽ không thấy uy quyền của cha mẹ. Do đó, đứa trẻ hư hỏng không phải lỗi của chúng mà là của phụ huynh.
Phụ huynh đã thất bại trong việc thiết lập ranh giới, đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt và không đưa ra bất kỳ định hướng nào trong cuộc sống. Kết quả là đứa trẻ không cảm thấy uy quyền của bạn. Chúng tin rằng mình có vị trí ngang bằng bạn trong gia đình, thậm chí có thể cao hơn nên hành động một cách thiếu tôn trọng và tự phụ.
Bố mẹ nên làm gì?
Trước tiên, cha mẹ tuyệt đối không đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi vô lý của trẻ dù trẻ có năn nỉ, khóc lóc, ăn vạ hay làm gì đi nữa. Ngay cả khi điều đó xảy ra ở nơi công cộng, cha mẹ cũng nên kiên quyết, không thỏa hiệp với bé với mục đích cho yên chuyện.
Thứ hai, khi trẻ nói muốn một thứ gì đó, bố mẹ hãy hỏi và bảo trẻ chỉ ra những lợi ích của thứ đó. Mỗi khi làm điều này, bố mẹ chỉ cho trẻ thấy rằng ở nhà cũng có nhiều món đồ chơi tương tự, do đó không cần phải mua thêm.
Thứ ba, những đứa trẻ hư thường chỉ biết nghĩ tới bản thân mình mà thôi, chính vì thế bố mẹ cần chỉ ra cảm giác khủng khiếp như thế nào nếu có một người nào đó giật đồ chơi của trẻ.
Thứ tư, cha mẹ phải là người tuân thủ những quy tắc do chính mình đặt ra. Mặc dù cha mẹ có thể nhượng bộ hơn là nói “không”, nhưng trẻ cần có một quy tắc rõ ràng để tuân theo các điều luật bố mẹ đặt ra.
Hà Linh/TH