Cách chuẩn bị tủ thuốc tại nhà cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ
Theo đó, 6 loại thuốc thiết yếu rất cần chuẩn bị đó là: Thuốc hạ sốt, có 2 loại chính là paracetamol và ibuprofen. Ở trẻ em nên chọn dạng dùng thích hợp như: Gói bột pha dung dịch uống, siro, viên uống, viên đặt hậu môn…) và chọn hàm lượng phù hợp dùng cho trẻ.
Lưu ý, đây là 2 loại thuốc chính, dù là tên thương hiệu gì thì hiệu quả cũng tương đương nhau. Do đó, tại hiệu thuốc gần nhà có loại nào thì mua loại đó, miễn là phù hợp và dễ sử dụng với trẻ em. Không nhất thiết phải bỏ tiền triệu ra mua thuốc tên thương hiệu.
Thứ hai, men vi sinh. Men vi sinh cũng có rất nhiều sản phẩm thường dùng để phòng khi bé bị tiêu chảy. Thứ ba, thuốc long đờm. Thuốc thường dùng cho bé bị ho đờm. Nên dự trữ trong tủ thuốc để dự phòng. Thứ tư, nước muối sinh lý, nước muối biển. Đây là sản phẩm vệ sinh mũi thông thường, có loại đóng chai, lọ, chai xịt thường được dùng cho bé viêm mũi. Có thể mua một trong các loại nước xịt mũi trên để dự phòng khi bé bị viêm mũi, xổ mũi. Thứ năm, bù nước, điện giải Oresol, hydrite gói bột hoặc lọ pha sẵn là 2 loại sản phẩm bù nước điện giải thông dụng nhất hiện nay. Thuốc được dùng cho bé khi bị tiêu chảy hoặc sốt cao liên tục kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải nhiều. Lưu ý không mua loại nước uống điện giải thể thao về dùng, kể cả là để dành cho người lớn khi bị mất nước.
Cách chuẩn bị tủ thuốc tại nhà cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mỗi gia đình cũng nên dự phòng bông, băng, gạc, cồn, povidol sát khuẩn…Đây là các sản phẩm luôn phải có sẵn trong nhà, dùng cho bé chơi, nghịch không may té ngã, bị trầy xước, có vết thương. Ngoài các loại thuốc, thì trong nhà cần chuẩn bị ít nhất 1 nhiệt kế (loại thủy ngân hay điện tử đều được, tùy điều kiện mỗi gia đình). Cả hai loại nhiệt kế này đều cho kết quả chính xác như nhau. Nhiệt kế thủy ngân có giá thành rẻ, khó sử dụng (nếu trẻ không hợp tác), nếu không may bị vỡ, thủy ngân chảy ra ngoài có thể không an toàn. Nhiệt kế điện tử thì an toàn, đo nhiệt độ dễ, nhanh… nhưng giá thành lại đắt.
Ngoài ra các gia đình cũng nên dự trữ thêm thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi, thuốc điều trị hen , Vitamin C, các loại thuốc bôi ngoài da và thuốc dị ứng để phòng khi cần. Tuy nhiên, theo bác sĩ tuyệt đối không tự ý sử dụng, mà phải gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn về bệnh và hướng dẫn sử dụng thuốc.
Kể cả trong những ngày thường, khi không có dịch, một số thuốc trong mục “Các thuốc rất cần chuẩn bị” cũng nên có sẵn trong tủ thuốc gia đình”. Định kỳ kiểm tra hạn sử dụng, nếu thuốc đã quá hạn thì nên loại bỏ. Với các em bé có các bệnh lý đặc biệt, phụ huynh cần tham khảo ý kiến các bác sĩ để chuẩn bị cho hợp lý. Tránh mua các loại thuốc không cần thiết dẫn đến lãng phí.
Nam Dương (T/h)