Take a fresh look at your lifestyle.

Chuyên gia ăn dặm hướng dẫn nấu món ăn kiểu Nhật cho con đơn giản, tiết kiệm và đủ dinh dưỡng

Nhiều mẹ hâm mộ phương pháp ăn dặm kiểu Nhật vì cung cấp bữa ăn đa dạng, phong phú, đủ dinh dưỡng nhưng lại băn khoăn vì sợ tốn kém và lích kích. Chuyên gia ăn dặm bật mí các bí kíp để các mẹ xóa bỏ những lo ngại này.
Chuyên gia ăn dặm hướng dẫn nấu món ăn kiểu Nhật cho con đơn giản, tiết kiệm và đủ dinh dưỡng - Ảnh 1.
Theo chuyên gia ăn dặm Nguyễn Thị Miện (người sáng lập khóa học Ăn dặm là chuyện nhỏ), có rất nhiều mẹ hâm mộ phương pháp ăn dặm kiểu Nhật vì phương pháp này cung cấp những bữa ăn rất đa dạng, phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.
Tuy nhiên cản trở lớn nhất cho các mẹ muốn thực hiện phương pháp này tới khi con lớn lên là món ăn đa dạng quá sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian nấu, chế biến. Do vậy nhiều mẹ chỉ theo được phương pháp ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn con 5-6 tháng và khi con tới giai đoạn tháng tuổi lớn hơn thì không thể tiếp tục theo được nữa.
Chuyên gia ăn dặm Nguyễn Thị Miện đã bật bí những “bí kíp” để hướng dẫn mẹ có thể cho con ăn dặm theo kiểu nhật hàng ngày mà hoàn toàn không mất thời gian chút nào.
Chuyên gia ăn dặm hướng dẫn nấu món ăn kiểu Nhật cho con đơn giản, tiết kiệm và đủ dinh dưỡng - Ảnh 2.
Ở giai đoạn 5-6 tháng:
Trong giai đoạn này, con ăn rất ít. 1 bữa chừng được 1 tháng sau đó mới chuyển 2 bữa trên 1 ngày cho nên việc nấu ăn cho bé cực kỳ đơn giản, chỉ cần có cốc nấu cháo thủy tinh để nấu cháo và trên cốc nấu cháo đặt 1 vỉ hấp để hấp rau củ.
Khi mẹ  nấu cơm cho gia đình chỉ cần đặt cốc nấu cháo vào trong nồi cơm điện . Cơm chín rồi ủ thêm 30 phút là có cháo và rau củ hấp, sau khi nấu chín chỉ cần thêm bộ chày và cối  kiểu Nhật để giã cháo và rau củ cho bé ăn . Thực ra giai đoạn 5 – 6 tháng việc nấu ăn dặm hết sức đơn giản gọn nhẹ có thể nấu hàng ngày không cần thiết phải cấp đông.
Giai đoạn 7 tháng tới 1 tuổi:
Khi con từ 7  tháng tuổi trở đi, các món trong mỗi bữa ăn của con sẽ đa dạng phong phú hơn giai đoạn 5-6 tháng rất nhiều và nếu như mỗi bữa mẹ đều nấu thì sẽ cực kỳ vất vả và khó có thể theo được.
Khi con giai đoạn này, để không mất nhiều thời gian, các mẹ chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế cấp đông theo tuần. Tức là mỗi cuối tuần mẹ sẽ đi chợ và nấu chín sẵn các món ăn sau đó bỏ vào cấp đông và ngày trong tuần bỏ ra hâm nóng sau đó cho bé ăn.
Với cách này thì mẹ  tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc. Có rất nhiều mẹ còn e ngại chuyện cấp đông vì cho rằng dễ mất chất nhưng không phải như  vậy. Rau củ và thịt sau khi mẹ mua về lúc vẫn còn tươi sống mẹ chế biến và cấp đông ngay sẽ giữ nguyên được độ tươi ngon của thực phẩm.
Vì tính ưu việt và tiện lợi của phương pháp cấp đông theo tuần nên ở Nhật Bản có rất nhiều mẹ chọn phương pháp nấu cấp đông theo tuần cho con và hiện tại ở Việt Nam đây cũng là phương pháp được rất nhiều mẹ ưu chuộng và áp dụng vì mẹ vẫn đảm bảo cho con ăn những bữa ăn phong phú và đa dạng ngay cả khi mẹ rất bận rộn.
Chuyên gia ăn dặm hướng dẫn nấu món ăn kiểu Nhật cho con đơn giản, tiết kiệm và đủ dinh dưỡng - Ảnh 3.
Với các bé sau 1 tuổi:
Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, với các bé sau 1 tuổi thì mẹ sẽ giảm dần việc nấu đồ ăn riêng của bé và thay vào đó mẹ sẽ lấy 1 phần đồ ăn của gia đình cho bé ăn theo nguyên tắc trước khi nêm gia vị thì chia đồ ăn của bé và nêm gia vị riêng với độ mặn phù hợp với bé và nấu mềm hơn để phù hợp với khả năng ăn xử lý độ thô của con.
Cách nêm gia vị cho bé trong thời kỳ ăn dặm
Các nêm gia vị trong thời kỳ bé ăn dặm được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Nếu như những năm trước đây có rất nhiều bố mẹ nêm gia vị cho con rất sớm thì hiện nay vấn đề này được bố mẹ quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn và có kiến thức đúng đắn khi nêm gia vị cho bé để đảm bảo sức khỏe cho bé. Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật , nêm gia vị cho bé cũng được tăng dần theo tháng tuổi .
Giai đoạn 5-6 tháng là giai đoạn chưa cần phải bé cảm nhận vị nguyên sơ của thức ăn và cũng chưa cần phải dùng đến nước dashi nhiều lắm. Gia đoạn này tuyệt đối không nêm gia vị.
Giai đoạn 7-8 tháng: Món ăn dặm giai đoạn này đã dùng nhiều thực phẩm khác nhau và lúc này bắt đầu sử dụng nước dashi hoặc nước súp rau để làm món ăn ngọt tự nhiên. Nước dashi được nấu từ cá bào và tảo bẹ, nước súp rau thực chất là nước luộc rau của các loại rau có vị ngọt như hành tây , cả bắp , cà rốt… Nước dashi và nước rau làm cho món ăn có vị ngọt 1 cách tự nhiên và không cần phải nêm gia vị phù hợp với tiêu chí gia vị an toàn cho bé.
Giai đoạn 9-11 tháng: Kết hợp nước dashi, nước súp rau và có thể nêm 1 chút gia vị cho bé nhưng lượng rất ít/1 bữa ăn, ví dụ 1-2 giọt tương shoyu, 1-2 hạt muối nhỏ.
Giai đoạn 12-18 tháng có thể nêm gia vị có độ mặn bằng 1/4~1/3 của người lớn.
Ngay từ giai đoạn ăn dặm nếu mẹ định hướng cho con ăn nhạt sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bé trong tương lai.

Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Miện – người sáng lập khóa học ăn dặm là chuyện nhỏ đã có 7 năm đồng hành, tư vấn cho rất nhiều bố mẹ trong giai đoạn ăn dặm của con để giúp bé có những bữa ăn dặm ngon miệng, vui vẻ.

Chị Miện sinh sống, làm việc tại Nhật Bản được 12 năm, tốt nghiệp ĐH Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan. Năm 2013, chị sinh em bé đầu tiên và sau đó bắt đầu quá trình tìm hiểu về ăn dặm và nuôi con.

Ở Nhật Bản, các mẹ có con trong độ tuổi ăn đều được tiếp cận kiến thức ăn dặm đúng đắn nên các mẹ ít bị hoang mang hay làm sai. Chị đã theo học nhiều khóa dạy về ăn dặm và nuôi con để tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm.

Với mong muốn mang kiến thức về ăn dặm cũng như mô hình tư vấn ăn dặm của Nhật về Việt Nam, năm 2018 chị quyết định về Việt Nam đồng hành, cung cấp kiến thức ăn dặm, tư vấn cho các mẹ.

Trong quá trình về Việt Nam tư vấn, chị Miện vẫn thường xuyên bay sang Nhật để update và học các kiến thức về ăn dặm để tư vấn cho các mẹ được chính xác và hiệu quả hơn.

Hải Yến