Take a fresh look at your lifestyle.

49% phụ huynh đồng tình việc nuôi dạy con không của riêng ai

Gần một nửa cha mẹ toàn cầu thừa nhận trách nhiệm nuôi dạy con cần được chia sẻ đồng đều cho cả cha lẫn mẹ, theo The Parenting Index (TPI).
Kết quả này được đưa ra trong Chỉ số nuôi dạy con – The Parenting Index (TPI), báo cáo mới nhất của Tập đoàn Nestlé tại Vevey, Thụy Sĩ ủy nhiệm Kantar thực hiện độc lập trên toàn cầu với 16 nước. Báo cáo đã xác định tám yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con trên khắp thế giới.
Theo báo cáo, dù sống ở các quốc gia khác nhau nhưng rất nhiều cha mẹ cho biết gặp áp lực trong việc nuôi dạy con. 23% cha mẹ cho rằng áp lực chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc nuôi dạy con của họ. Áp lực này đến từ chính bản thân và cả bên ngoài. Sự lạc lõng, gánh vác trách nhiệm nuôi con hay sự tự tin vào bản thân càng khiến họ áp lực hơn trong việc làm cha mẹ. 32% người mới làm cha mẹ cho rằng họ cảm thấy cô lập và dễ cô đơn hơn khi bắt đầu có em bé, mặc dù họ sống gần người thân và bạn bè.
Áp lực đến từ bản thân và cả bên ngoài là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc nuôi dạy con của các bậc cha mẹ. Ảnh minh họa: Nestlé

Áp lực đến từ bản thân và cả bên ngoài là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc nuôi dạy con của các bậc cha mẹ. Ảnh minh họa: Nestlé.

Cùng trong khảo sát, Nestlé đã thực hiện một cuộc trò chuyện về áp lực chăm con với một số cha mẹ. Ulysses (Brazil), một người cha mới có con đầu lòng, đã trải qua áp lực đến từ mạng xã hội: “Khi tôi chia sẻ hình ảnh con gái tôi lên mạng cho người thân và bạn bè cùng xem, có lúc mọi người khen ngợi, có lúc họ lại chê bai khiến bố con tôi rất buồn”. Còn Cynthia, một bà mẹ 3 con sống tại Nigeria cho biết cô thấy việc đi dạo cùng con trên phố là điều hết sức bình thường, nhưng vẫn bị nhiều người nhắc nhở nếu họ cảm thấy cô đang bế con sai hoặc có gì đó không ổn.
Sau khi xem qua khảo sát The Parenting Index, ca sỹ Phương Vy, Đại sứ Thương hiệu Nestlé NAN chia sẻ cô khá đồng cảm với những cha mẹ khác vì thấy đâu đó có hình ảnh của mình: “Sự thật là tất cả mọi người đều hay nghĩ có con để nhà cửa vui vẻ, thế nhưng không có ai ‘cảnh báo’ về những đêm mất ngủ, những sáng trằn trọc ngồi vắt sữa, những lời nói ra vào khiến mình áp lực, những bất ngờ ập đến khi con bệnh, những lo toan, những vất vả… liên tục, không ngày phép.”
Ca sỹ Phương Vy, Đại sứ Thương hiệu Nestlé NAN chia sẻ cô khá đồng cảm với những cha mẹ khác vì thấy đâu đó có hình ảnh của mình. Ảnh: NVCC

Ca sỹ Phương Vy, Đại sứ Thương hiệu Nestlé NAN chia sẻ cô khá đồng cảm với những cha mẹ khác vì thấy đâu đó có hình ảnh của mình. Ảnh: NVCC.

Không chỉ Phương Vy, rất nhiều cha mẹ Việt chia sẻ gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi con. Đầu tiên là áp lực về kinh tế. Chị Phương Lê, sống tại TP HCM chia sẻ, trước đây chị không bao giờ quan tâm đến tiền lương, nhưng từ ngày làm mẹ, thì thường xuyên đếm ngược đến ngày được nhận lương. Bao nhiêu khoản phải chi cho bé: bỉm, sữa, tiền thuê người trông trẻ, tiền tiêm vaccine. Từ khi có bé Cốm, 1/3 thu nhập của vợ chồng chị dành để nuôi con. Sau này con đi học, anh chị chắc chắn phải chi tiêu cho con nhiều hơn. Theo khảo sát của The Parenting Index của Nestlé, 62% cha mẹ toàn cầu cho biết nuôi một đứa trẻ có tác động mạnh mẽ đến tài chính gia đình.
Để đảm bảo kinh tế nuôi con, cha mẹ cần dành thời gian cho công việc, đồng nghĩa với việc thời gian bên con ít đi. Anh Minh Nhật (Hà Nội) cho biết, ngay khi biết mình sắp làm cha, anh đã phải nhận việc làm thêm. Vì anh bận kiếm tiền, con hơn 1 tuổi, vợ con anh vẫn ở nhà ngoại tại Hải Dương để tiện nhờ ông bà hỗ trợ chăm bé. Anh chỉ có thể tranh thủ cuối tuần về chơi cùng con, đã bỏ lỡ nhiều dấu mốc của con trong đời như lần đầu tiên biết lật, ngày đầu tiên ăn dặm… Đợt này Covid-19, công ty cho làm từ xa, anh mới có thời gian bên con nhiều hơn.
Kinh tế, thời gian, những mâu thuẫn giữa các phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại, sự so sánh với xã hội… đều là những áp lực của người làm cha mẹ. “Con 10 tháng mới 7 kg, trong khi bé hàng xóm 8 tháng đã 9 kg cũng khiến tôi áp lực ghê gớm, luôn nghĩ cách tẩm bổ cho con. Tuần trước, tôi đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng, bác nói bé phát triển bình thường nên mới yên tâm”, chị Hằng ngụ tại thành phố Thủ Đức chia sẻ.
Để giảm bớt những áp lực khi làm cha mẹ, việc chung tay của cả bố và mẹ là một giải pháp quan trọng. Tại The Parenting Index, 45% cha mẹ cho rằng việc chăm con sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu mẹ nhận được sự giúp đỡ toàn tâm từ bố.
Trước đây, người ta hay bỏ qua vai trò của người cha trong việc nuôi dạy trẻ. Tục ngữ Việt Nam có câu “Con hư tại mẹ” mặc định nuôi dạy con là việc của người mẹ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh được tầm quan trọng của người cha trong việc nuôi dạy con.
Tiến sĩ Gail Gross, chuyên gia về tình yêu, gia đình, giáo dục người Mỹ trong một bài viết đăng trên trang web cá nhân drgailgross.com cho rằng người cha là trung tâm trong hạnh phúc tình cảm của đứa con. Nếu cha là người tình cảm, luôn ủng hộ con và tham gia vào việc dạy con có thể giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp xã hội cũng như nâng cao thành tích học tập. Những em bé có mối quan hệ tốt với cha có xu hướng học tốt môn toán hơn, tư duy logic hơn. Khi người cha ít tham gia vào việc dạy con, đứa trẻ thường gặp nhiều vấn đề về hành vi hơn.
Việc chăm con sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu mẹ nhận được sự giúp đỡ toàn tâm từ bố. Ảnh minh họa: Nestlé

Việc chăm con sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu mẹ nhận được sự giúp đỡ toàn tâm từ bố. Ảnh minh họa: Nestlé.

Bên cạnh những lợi ích mà đứa trẻ được thụ hưởng, việc người cha tham gia vào nuôi dạy con cũng giảm áp lực cho người mẹ. Chị Lê chia sẻ, từ lúc bé Cốm ra đời, chồng nhận trách nhiệm trông con buổi đêm, chị được ngủ đủ giấc nên cũng có nhiều sữa hơn, chị cũng không gặp nhiều khó khăn khi quay trở lại công việc sau thời kỳ thai sản.
“Tôi không thể lúc nào cũng kè kè bên con được, kể cả hiện tại tôi đang xin nghỉ không lương để ở nhà chăm con thì vẫn cần chồng trông con đỡ, đưa con ra ngoài chơi”, chị Hằng chia sẻ. Chị cảm thấy hài lòng khi chơi với cha, con được vận động nhiều hơn, cười nhiều hơn và ăn cũng nhanh hơn.
Một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia (NICHD) Mỹ, chỉ ra rằng các ông bố hiện tham gia vào công việc chăm sóc con cái thường xuyên hơn bao giờ hết. Có rất nhiều lý do cho điều này, như giờ đây người phụ nữ tham gia nhiều công việc xã hội hơn, thu nhập cao hơn, người đàn ông tham gia nhiều công việc gia đình hơn… Và một lý do nữa, là người ta đã nhận ra vai trò quan trọng của các ông bố trong việc nuôi dạy con.
Để đứa trẻ phát triển tốt hơn, sự tham gia của người cha vào việc nuôi dạy là một giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, giáo dục đều cho rằng, điều quan trọng là phải có sự thống nhất trong nuôi dạy trẻ. Nếu cha mẹ dạy con theo kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, đứa trẻ sẽ có nhiều vấn đề về hành vi và bản thân cha mẹ cũng tự tạo cho mình nhiều áp lực hơn.
Sự tham gia của người cha vào việc nuôi dạy là một giải pháp hữu ích giúp trẻ phát triển tốt hơn. Ảnh minh họa: Nestlé

Sự tham gia của người cha vào việc nuôi dạy là một giải pháp hữu ích giúp trẻ phát triển tốt hơn. Ảnh minh họa: Nestlé.

Nhằm giúp cho cuộc sống của các bậc cha mẹ khỏe mạnh, hạnh phúc hơn và hỗ trợ các gia đình nuôi dạy con trong 1.000 ngày đầu đời, Nestlé đưa ra The Nestlé Parenting Initiative – Phát kiến Làm cha mẹ hiện đại. Là một phần trong Phát kiến Làm cha mẹ hiện đại, Chỉ số nuôi dạy con sẽ được cập nhật mỗi hai đến ba năm một lần để phản ánh và ghi nhận lại những điểm nổi bật trong việc nuôi dạy con, giúp cho các bậc cha mẹ xác định những vấn đề cốt lõi ảnh hưởng tới việc nuôi dạy trẻ để từ đó tìm ra phương hướng vượt qua những trở ngại này.
Kim Anh