Take a fresh look at your lifestyle.

Mùa rêu xanh ở Phú Yên đẹp nhất vào tháng mấy?

Du khách đến Phú Yên thích tìm tới địa điểm hoang sơ này và check-in cùng những tảng đá phủ rêu.

Xóm Rớ (Tuy Hòa) là nơi ngắm rêu xanh đẹp nhất. Nơi này là một xóm nhỏ ven biển ở phía nam thành phố Tuy Hòa, không phải điểm du lịch. Do khu vực thường có sóng lớn, người dân phải dựng những tấm bê tông, đá để ngăn xâm thực. Qua thời gian, các tấm đá bị rêu bám, tạo nên điểm check-in tuyệt đẹp cho giới trẻ. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm.

Rêu đẹp nhất là vào xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Đến xóm Rớ ngày này, du khách sẽ thấy những phiến đá phủ rêu xanh rì. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm.

Từ giữa năm ngoái, dân mạng đã chia sẻ hình ảnh tuyệt đẹp mô phỏng quảng trường Nghinh Phong (ngã tư Nguyễn Hữu Thọ và Độc Lập). Thiết kế quảng trường này lấy cảm hứng từ Gành Đá Đĩa – biểu tượng du lịch của Phú Yên. Ảnh: Anh Tú.

Tòa tháp đá được chia thành hai bên đối xứng, mỗi bên gồm 50 khối đá từ lớn đến nhỏ. Điều này cũng gợi đến truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh trăm trứng. Ảnh: Anh Tú.

Bãi Xép (An Chấn) nổi tiếng với cảnh thiên nhiên giao thoa giữa núi và biển. Đây cũng là điểm check-in xương rồng nổi tiếng ở xứ Nẫu. Ảnh: Anh Tú.

Bắc qua sông Phú Ngân, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, Tuy An với phường Xuân Đài, Sông Cầu (Phú Yên), Ông Cọp (800 m) được ghi nhận là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Tuy nhiên, đa số năm nào, người dân cũng phải nhìn cảnh cây cầu bị bão, lũ cuốn trôi. Ảnh: Quang Ngọc.

Nhà thờ Mằng Lăng cất giữ một kho báu đặc biệt, đó là “Phép giảng tám ngày”, cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Theo các ghi chép, tác phẩm này được in vào năm 1651 ở Italy, sử dụng song ngữ (Latin và quốc ngữ). Ảnh: Phan Nguyên Khiêm.

Hoài Anh