Take a fresh look at your lifestyle.

THỰC PHẨM CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2, lựa chọn thức ăn hợp lý có thể giúp cải thiện mức đường huyết, giảm liều thuốc điều trị và kiểm soát tốt cân nặng . Không có loại thức ăn nào bị cấm tuyệt đối khi bạn bị đái tháo đường. Có một số nhóm thực phẩm bạn nên ăn nhiều hơn, ngược lại một số loại nên hạn chế ăn.

Loại thức ăn nào phù hợp cho người đái tháo đường?

Mặc dù đái tháo đường là bệnh lý liên quan mật thiết đến chất bột đường và các loại đường chúng ta ăn vào hàng ngày nhưng bị đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải từ bỏ các món ăn yêu thích, thông thường là đồ ăn ngọt. Bạn vẫn có thể thưởng thức nhiều món ăn mà vẫn giữ được mức đường huyết ổn định. Khi thiết kế chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường các bác sĩ dinh dưỡng ngoài căn cứ vào mức đường huyết, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong đó có bảo đảm lượng chất bột đường tối đa cho phép còn dựa vào sở thích ăn uống của người bệnh, để dung hòa giữa ổn định đường huyết và chất lượng cuộc sống. Nếu có kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm cho người bị đái tháo đường bạn có thể dễ dàng chọ lựa cho mình các món ăn ngon miệng mà vẫn không bị tăng đường huyết.

Lượng đường trong máu ảnh hưởng chủ yếu bởi lượng chất bột đường ăn vào và lượng đường glucose mà gan tổng hợp. Hầu hết đường glucose chuyển hóa từ thức ăn mà chúng ta nạp vào sẽ được sử dụng làm năng lượng cho hoạt động của cơ thể, phần còn lại được dự trữ trong gan. Thời điểm giữa các bữa ăn và trong đêm,khi đường huyết giảm xuống cơ thể sẽ sẽ chuyển hóa glycogen đang được dự trữ ở gan thành glucose phóng thích vào máu để đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể và duy trì đường huyết ở mức ổn định,.Người bị đái tháo đường cơ chế điều hòa đường huyết bị rối loạn do thiếu hụt và giảm hoạt động của các hormon diều hòa đường huyết nên cần giảm lượng chất bột đường , tăng cường nhóm rau xanh, lựa chọn nguồn chất đạm dễ hấp thu và giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày

Cách lựa chọn các loại thức ăn theo nhóm

1. Chất bột đường

Câu hỏi đặt ra là một người đái tháo đường nên ăn bao nhiêu chất bột đường trong một ngày? Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng lượng chất bột đường người bệnh đái tháo đường típ 2 ăn trong ngày chỉ nên chiếm 55 – 60% tổng lượng năng lượng. Năng lượng cho một người trưởng thành trung bình 2.000 calorie/ngày. Mức năng lượng sẽ thay đổi theo tuổi tác, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng cân nặng và giới tính. Nếu cần giảm cân thì phải cắt giảm bớt năng lượng. 1g chất bột đường cung cấp được 4kcal.

Chất bột đường có trong các loại thức ăn nào?

Chất bột đường có trong các loại thực phẩm sau:

  • Gạo và các sản phẩm chế biến như bún, hủ tiếu, phở, các loại bánh bột gạo, xôi, mì, nui, …
  • Lúa mì và các sản phẩm chế biến như nui, nì sợi, bánh mì các loại…
  • Khoai, sắn, ngô, các loại đậu, yến mạch
  • Bánh, kẹo
  • Nước ngọt các loại
  • Trái cây
  • Đồ ăn vặt: khoai tây chiên, bánh snack…

Loại chất bột đường nào tốt cho người đái tháo đường?

Các loại chuyển hóa chậm, chưa qua chế biến nhiều như gạo lứt, lúa mạch, lúa mì thô, ngô, các loại đậu… tốt cho người đái tháo đường so với các loại bột, bánh đã qua chế biến vì không làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn và còn giữ được nhiều chất xơ và vitamin. Khi ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ, đường sẽ được hấp thu vào máu chậm hơn.

2. Chất đạm

2. Chất đạm

Người đái tháo đường nên ănchất đạm với lượng chiếm khoảng 13 – 20% tổng năng lượng hàng ngày. 1g chất đạm cung cấp 4kcal. Cần chú ý 1g chất đạm không đồng nghĩa là 1g thịt heo hay thịt bò. Thông thường trong 100g thịtcó chứa khoảng 16 – 20g chất đạm . Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên internet về lượng chất đạm có trong các loại loại thực phẩm.

Nên chọn các loại chất đạm dễ hấp thu, chứa ít lượng chất béo bão hòa vì giúp giảm biến chứng thận và tim mạch cho người bị bệnh đái tháo đường.

Các thực phẩm giàu chất đạm nên chọn là:

  • Các loại đậu, nấm, tàu hũ
  • Trứng
  • Sữa
  • Các loại thịt gia cầm.

Các loại thịt heo và thịt đỏ như bò, cừu có chứa nhiều chất béo bão hòa trong thành phần nên hạn chế sử dụng.

3. Chất béo

Người đái tháo đường nên ăn chất đạm với lượng chiếm khoảng 20 – 25 % tổng năng lượng hàng ngày . 1g chất béo cung cấp đến 9kcal.

Chất béo vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin và là cơ chất trong tổng hợp các hormone nội tiết. Với người đái tháo đường chất béo không bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.

Các thực phẩm cung cấp chất béo tốt là:

  • Dầu ô liu, đậu nành, hướng dương
  • Các loại cá béo.
  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…
  • Trái bơ

Các loại chất béo có trong thức ăn nhanh, thịt đỏ, mỡ động vật, bơ… không tốt cho cơ thể.

4. Rau và trái cây

Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ chính trong bữa ăn hàng ngày cho người đái tháo đường.

Chất xơ giúp hạn chế tăng đường huyết, giảm xơ mỡ mạch máu, ngăn ngừa táo bón

Vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp điều hòa chuyển hóa, bảo vệ các tế bào và thành mạch.. Các loại rau chứa khá nhiều chất xơ, vitamin có ưu điểm là chứa rất ít đường nên người đái tháo đường có thể ăn nhiều rau trong khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo tăng đường huyết.

Trái lại với nhóm rau, trái cây chứa khá nhiều đường fructose là loại đường chuyển hóa nhanh nên . người đái tháo đường chỉ nên ă các loại trái cây ít ngọt, ăn không quá 200 g mỗi ngày. Các loại trái cây nhiều đường như xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng … nên ít hơn 1 lần mỗi 2 tuần và khi ăn phải ăn sau bữa ăn chính.

Các loại trái cây người đái tháo đường nên chọ là bưởi, owri, thanh long, dưa gang, táo… Trên đây là những thông tin về thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đái tháo đường típ 2. Hãy chọn những loại tốt cho sức khỏe để sống vui sống khỏegiảm thiểu biến chứng biến chứng của bệnh bạn nhé!

Source: The Best and Worst Foods to Eat in a Type 2 Diabetes Diet