Sự khác biệt rõ rệt giữa những đứa trẻ chơi điện thoại hàng ngày và những đứa trẻ không chơi
Không chỉ người lớn mà trẻ em nghiện điện thoại di động cũng đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Tình trạng trẻ nghiện điện thoại ngày càng nghiêm trọng một phần là do người lớn đang tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên giáo dục trên nền tảng trực tuyến, đồng thời sử dụng nền tảng xã hội trên điện thoại di động để giao tiếp với đứa trẻ, vì vậy trẻ thường tiếp xúc với điện thoại di động từ rất sớm.

(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, chứng nghiện điện thoại di động trầm trọng của trẻ em cũng liên quan nhiều đến cha mẹ. Điện thoại di động không chỉ xâm chiếm thế giới của trẻ thơ mà còn khiến nhiều người lớn cũng sa vào đó. Người lớn thường bận rộn với công việc và không có nhiều thời gian để giám sát con cái, thậm chí nếu có thời gian rảnh, cha mẹ cũng không thể bỏ điện thoại xuống. Vì cha mẹ không thể làm gương cho con nên việc trẻ nhỏ nghiện điện thoại cũng là điều không thể tránh khỏi.
Sự khác biệt của những đứa trẻ chơi điện thoại hàng ngày vào những đứa trẻ không chơi.
1. Dễ gặp vấn đề về mắt

(Ảnh minh họa)
2. Khoảng cách về nhân cách
Nếu trẻ dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động, thời gian để trẻ giao tiếp hiệu quả với người khác sẽ ngắn hơn. Ngược lại, những đứa trẻ không nghịch điện thoại sẽ dành nhiều thời gian cho mọi người và giao tiếp tốt hơn. Do đó, những đứa trẻ chơi với điện thoại di động hàng ngày có thể hướng nội nhiều hơn khi chúng lớn lên và chúng sẽ trở nên lo lắng khi rời khỏi điện thoại. Những đứa trẻ không chơi điện thoại di động thường hoạt bát hơn và sẵn sàng tương tác với người khác một cách chủ động.

Trẻ nghiện điện thoại di động bố mẹ nên làm gì để giúp con?
1. Đồng hành cùng con nhiều hơn
Để tránh cho trẻ trở thành “nô lệ của smartphone”, tốt hơn hết cha mẹ nên đồng hành cùng con để đạt được kết quả tốt hơn là cứng rắn tịch thu điện thoại di động. Cha mẹ có thể cùng con trò chuyện, đọc sách hoặc đi chơi ngoài trời, điều này có thể nâng cao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

2. Kiểm soát thời gian
Điện thoại thông minh sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhưng đồng thời cũng có một số lợi ích, nó có thể cho phép trẻ tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ, thú vị và mở rộng tầm nhìn. Tuy nhiên, do khả năng tự chủ của trẻ chưa mạnh nên cha mẹ phải học cách giúp con kiểm soát thời gian. Cha mẹ cũng cần gần gũi và lên kế hoạch xây dựng, cách thức kiểm soát mức độ sử dụng các thiết bị điện tử và cùng trẻ thống nhất thực hiện thông qua những cam kết:
Bạn có thể cho phép con được sử dụng điện thoại hoặc máy tính bang mỗi ngày vào một khung giờ nhất định. Ví dụ như: Trước bữa ăn tối và trong khoảng thời gian nhất định (tối đa 15 phút). Trong khoảng thời gian đó, con có thể tự lựa chọn xem một số chương trình mà con yêu thích, tự lấy máy tính bảng ra để sử dụng, thậm chí tự bấm giờ và khi đồng hồ đếm ngược kêu, con sẽ tự tắt đồng hồ và cất máy tính bảng đi.
Đừng để chiếc điện thoại trở thành người bạn duy nhất hay là một “bảo mẫu” công nghệ số của trẻ. Hãy hướng trẻ ra ngoài và tham gia nhiều hoạt động bổ ích hơn. Đối với bé thế giới bên ngoài là vô cùng mới mẻ, sống động và hấp dẫn. Vì thế bố mẹ cho bé ra ngoài vui chơi chơi sẽ kích thích được sự tò mò, khám phá của bé. Bên cạnh đó còn giúp bé rèn luyện được khả năng quan sát xung quanh. Những hoạt động ngoài trời sẽ giúp bé học hỏi được nhiều hơn, nâng cao kỹ năng sống. Không chỉ những vậy bé còn có cơ hội tiếp nhận thêm nhiều thông tin mới và hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề.
