Take a fresh look at your lifestyle.

10 biểu hiện trẻ tự kỷ mà cha mẹ không thể bỏ qua

Bệnh tự kỷ ở trẻ em đã trở thành một vấn đề “nóng” của xã hội hiện đại với tỷ lệ mắc ngày càng tăng lên. Vậy các biểu hiện trẻ tự kỷ như thế nào? Khi nhận biết rõ các biểu hiện này, cha mẹ sẽ sớm có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngại giao tiếp

Đây là một trong những biểu hiện điển hình của trẻ tự kỷ. Điều này thể hiện rõ qua ánh mắt, cử chỉ, thái độ của trẻ. Trẻ thường tránh gặp người khác, không dám nhìn thẳng người đối diện. Trẻ phát triển kém các kỹ năng như không biết cười đùa khi 3 tháng tuổi; sợ người lạ…

Ngại giao tiếp là một trong những biểu hiện trẻ tự kỷ (ảnh minh họa)

Hành vi chống đối

Trước những thay đổi của môi trường xung quanh, trẻ thường có hành vi chống đối, phản kháng lại. Cụ thể như trẻ thấy hoảng sợ, giận dữ và phản ứng mạnh nếu thấy đồ của mình bị thay đổi hoặc cha mẹ thay đổi kiểu tóc… Sự thái quá trong phản ứng của trẻ trước những sự việc bình thường chính là một dấu hiệu chỉ điểm nhận biết chứng tự kỷ.

Rối loạn ngôn ngữ

Theo các chuyên gia y tế, trẻ tự kỷ hay bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Mức độ nặng nhất là trẻ không thể nói lên lời hoặc chỉ phát ra âm thanh vô nghĩa. Ở trường hợp nhẹ hơn, trẻ tự kỷ bị chậm phát triển ngôn ngữ: nói sai văn phạm, ngữ nghĩa hoặc câu nói đơn điệu, không diễn cảm…

Lặp lại hành vi

Trẻ tự kỷ thường hay lặp lại những hành vi quen thuộc khiến người khác rất khó hiểu như chơi với bàn tay, lắc đầu, lắc lư người, ngửi đồ vật… Trong lúc chơi đùa, trẻ chỉ chơi với khuynh hướng định hình mà không chủ định khám phá xã hội, không sáng tạo.

Gắn bó bất thường

Một số trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ quan tâm đến chi tiết của đồ vật mà không quan tâm đến công dụng của nó. Thậm chí, khi quan sát, cha mẹ có thể thấy trẻ ngửi, liếm đồ vật.

Vận động chậm

Trẻ tự kỷ thường chậm phát triển các kỹ năng hơn so với bạn bè, đặc biệt là vận động. Trẻ thường vận động chậm, gặp khó khăn khi bắt chước hành động của người khác và từ chối những hoạt động tập luyện trực tiếp. Thậm chí, ngay trong các hoạt động bất thường như nhăn nhó, quay đầu, đập đầu… thì trẻ cũng thực hiện rất chậm chạp.

Hay chơi một mình

Ảnh minh họa

Trẻ tự kỷ muốn chơi một mình, trong không gian riêng của chúng. Trẻ thích chơi cùng những đồ chơi đặc biệt gắn bó với mình như gấu bông, búp bê… Nếu cha mẹ lấy đi đồ chơi đó và thay thế bằng vật khác thì trẻ sẽ phản ứng rất dữ dội.

Hành vi lạ

Trẻ tự kỷ có những hành vi khác thường như đi chậm từng bước, lắc lư người… Các hành vi này có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng. Trong một số trường hợp, trẻ có những hành vi tự gây thương tích cho bản thân như cắn, cào…

Rối loạn ăn uống

Những rối loạn ăn uống như biếng ăn, nôn, trớ… là biểu hiện trẻ tự kỷ thường gặp. Một số trẻ lớn tuổi hơn lại từ chối ăn những thực phẩm không được thái nhỏ.

Khiếm khuyết về trí tuệ

Ảnh minh họa

Nhiều trẻ tự kỷ bị chậm phát triển về trí tuệ hơn so bình thường. Cụ thể như trẻ có chỉ số IQ <55 điểm; chậm phát triển ngôn ngữ…

Trên đây là 10 biểu hiện trẻ tự kỷ điển hình mà cha mẹ cần lưu ý. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và xử lý kịp thời. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ, cha mẹ cần là “hậu phương” vững chắc giúp con chiến thắng chứng bệnh tự kỷ với một số biện pháp sau:

– Nói chuyện nhẹ nhàng, ngắn gọn, rõ ràng với trẻ.

– Tham gia các trò chơi theo sở thích của trẻ.

– Đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ hàng ngày.

– Xây dựng thực đơn cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt nên tăng cường thực phẩm giàu Omega 3, Omega 6, vitamin B6, magie…