Take a fresh look at your lifestyle.

Trà ướp hoa sói mang lại công dụng gì cho sức khỏe?

Mọi người thường biết đến trà ướp hoa bưởi, trà ướp hoa sen,… còn trà ướp hoa sói trên thực tế không phải ai cũng biết. Thế nhưng, loại hoa này từ xưa đã rất nối tiếng, được sử dụng rất nhiều vì đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Hoa sói là loại hoa gì?

tra-up-huong-hoa-soi

Cây hoa sói có tên khoa học là Chloranthus Inconspicuus Swarts,  lá gần như hình thoi hơi thuôn dài, màu xanh lá nhạt, lá có răng cưa nhìn phớt qua khá giống lá cây trà, nhưng nhạt màu hơn. Cây thuộc loại thân thảo, thân ngầm ở dưới, đẻ nhiều nhánh chồi lên trên mặt đất, một gốc sói ba bốn năm tuổi có khi có đến mấy chục nhánh. Hoa sói mọc thành cụm ở đầu cành, từ một chồi, hoa phân thành bốn năm tia nhỏ, mỗi tia dài chừng ba bốn phân, trên đó có chừng năm sáu hoa nhỏ, từng hoa sói một, khi chín chỉ như nửa hạt gạo, màu trắng đục như màu gạo nếp. Hoa sói được người xưa dùng chữa mụn nhọt, viêm khớp hoặc ướp trà cho thơm.

Trà ướp hoa sói là gì?

unnamed (1)

Loại trà có vị đắng nhân nhẫn, mùi hương dịu mát, mộc mạc, quen thuộc đó là trà ướp hoa sói. Hoa sói là một loại hoa rất lạ lùng, không có những cánh hoa rực rỡ để phổ diễn chỉ có những bông hoa trắng nhỏ như hạt gạo, ngát hương vào mỗi sáng sớm. Gọi là hoa sói bởi lúc sắc hương đầy đủ nhất cũng là lúc cánh hoa chia rõ làm ba múi giống như mõm của sói trắng.

Khi ánh nắng lên một lúc, sương tan hết thì hoa sói cũng tỏa hết hương, nếu không ủ vào trà, chỉ một lúc, các bông sói dần dần đen thẫm lại, rồi rụng mất, còn trơ lại cuống hoa màu xanh lá. Cả một đời hoa sói tồn tại trong mấy tiếng đồng hồ, nhưng ngần đó thời gian cũng đủ, để con người chuyển hết mùi hương quí phái này sang cho những cánh trà xoăn tít, làm thành một loại trà hương riêng, trà ướp hoa sói.

Cách ướp trà hoa sói

5109395tra-hoa-soi-jpeg

Cách ướp trà hoa sói không quá phức tạp nhưng cần phải canh thời gian chuẩn thì mới cho ra được loại trà hương thơm ngon nhất.

Muốn có trà ngon người ta phải ướp từ những loại trà khô như là trà mộc, trà xanh hay trà Ô long có màu nâu sẫm. Ướp trà là một kỳ công phối hợp tinh tế giữa phong cách tao nhã, sành điệu và ỷ thuật vi tế.

Kỹ thuật ướp trà hoa sói quan trọng nằm ở chổ hoa sói phải được thu hoạch vào sáng sớm, nếu để lúc sương tan hết thì hoa sói cũng tỏa hết hương, các bông hoa dần đem sẫm lại rồi rụng mất. Cả một đời hoa sói đậm hương nhất chỉ tồn tại trong mất tiếng, nhưng từng đó thời gian là đủ để người làm trà chuyển hết tinh túy của hoa sói vào những mẻ trà.

Sau công đoạn thu hái và sơ chế thì đặt hoa sói vào những chiếc mâm hoặc những chiếc mẹt đan bằng tre sau đó trải đều một lớp chè lên trên rồi đem phơi dưới nắng. Dưới tác động của nhiệt độ, chè và hoa cùng khô, hương thơm của hoa sẽ thẩm thấu vào từng nụ chè. Sau khi phơi khoảng 2,3 nắng bốc chè đựng trong những hũ gốm, đậy chặt để chè không hút ẩm.

Kinh nghiệm của các cụ để lại dạy rằng, ướp trà hoa sói, trước tiên phải dùng quế chi loại tốt để tẩy hết các mùi uế tạp trà đã vương phải, mà trà mộc rất ăn hương, bất kỳ mùi lạ nào cũng dễ ẩm vào, làm giảm đi độ thuần khiết của hương trà, hương quế nồng nồng, cay cay, nếu đủ cân lượng sẽ phục hồi lại hương trà nguyên gốc.

Quế loại tốt phải mua tận ngoài Quảng, đem về sấy kỹ, tán thành bột, pha nước ấm, phun vào trà trước khi đưa các vị thuốc khác vào, trong đó có đại hồi, loài quả có sáu cánh như ngôi sao cho hương rất nồng, vốn xuất xứ từ miền cao tây bắc Việt Nam.

Hương hoa sói phối hợp với hương đại hồi, tạo thành mùi hương đặc trưng, vừa thoang thoảng kín đáo như hương hoa sói, vừa mạnh mẽ, đằm thắm như hương đại hồi. Cả hai hòa quyện lại , tôn nhau lên, cùng với hương trà đồng nội làm thành mùi hương đặc sắc, làm say lòng biết bao khách thưởng trà, vì vậy, đại hồi luôn là vị chủ lực trong bài thảo dược dùng ướp trà hoa sói.

Theo những người ướp trà lâu năm, hoa sói không hợp với vị phá cố, chỉ cần một chút để tạo dư vị, cùng với cam thảo, phá cố làm hậu vị ngòn ngọt, nhân nhẫn của trà lưu giữ lâu hơn trong cảm giác khách thưởng trà.

Công dụng của trà hoa sói đối với sức khỏe

images

Trong y học Trung Quốc gọi cây hoa sói là Kim tắc lan. Cây hoa sói có vị cay, ngọt, hơi chát, và tính ấm. Công dụng khư phong thấp, hoạt huyết tán ứ, tiếp gân cốt, sát trùng trừ ngứa. Chủ yếu dùng trong điều trị các vấn đề ngoài da. Hoa tươi dùng để ướp trà, được dùng rất phổ biến tại Trung Quốc.  Một số địa phương còn dùng hoa sói khô hãm uống chữa ho.

Cây hoa sói chủ yếu được sử dụng để làm thuốc và ướp trà trong Đông y. Theo tài liệu ghi nhận, toàn cây hoa sói có vị cay ngọt, hơi chát, tính ấm và cả cây đều có độc tính.

Trong dân gian, người ta dùng cả cây hoa sói bỏ rễ để trị dao chém, chữa gãy xương, viêm xương, khắc phục chứng thiên đầu thống. Phần lá cây dùng trị ho do lao lực và dùng rễ để trị đinh nhọt. Một số khu vực tại Vân Nam – Trung Quốc, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị cảm mạo, chữa bệnh phong thấp đau tê nhức khớp xương, đao chém xuất huyết, động kinh, tử cung rủ xuống.

Ngoài ra, gốc rễ cây sói cũng được dùng ngâm rượu xoa bóp chữa chứng  phong tê thấp, đau nhức xương khớp hay đòn ngã tổn thương. Có thể áp dụng theo hình thức ngâm rượu toàn bộ cây tươi,  hoặc giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương.

Tác dụng chữa bệnh của cây hoa sói đã được công bố theo tạp chí Chemistry of Natural Compounds. Tại  Châu Á, cây hoa sói là vi thuốc có lịch sử lâu đời thường dùng điều trị gãy xương và cao huyết áp. Hoa sói cũng là bộ phận chứa tinh dầu với nhiều thành phần hoạt chất có tính kháng khuẩn cao. Nhưng chủ yếu hoa sói được dùng làm trà uống giúp điều thống khí huyết, giải tà trừ độc.

Mách bạn cách pha trà hớp hoa sói chuẩn vị

hoa-soi1-1-1

Các loại trà hoa thông thương đều có nhưng nguyên tắc pha tương đối giống nhau nhằm lưu giữ một cách chọn vẹn nhất hương vị của hoa trong đó, Cách pha trà hoa sói cũng tương tự như vậy.

Điều đầu tiên bạn nên nhớ đó là nhiệt độ nước, nước quá nóng sẽ làm tan biến hương hoa trong trà, mặt khác trà dùng để ướp thường là loại trà cánh nhỏ để dễ hấp thụ hương cho nên nếu nước quá nóng sẽ làm trà bị cháy, hay nói cách khác là trà sẽ bị quá chát rất khó uống

Một điều nữa đó là lượng nước, đối với trà hương thì không nên châm nước đầy ấm trà, phải chừa một khoảng lại trong ấm, khoảng trống này là nơi dậy hương của trà, nếu rót quá dầy hương hoa sẽ thoát ra ngoài hết.

Cách uống trà hoa sói cũng cần lưu ý để cảm nhận hết hương vị của trà hương. Theo chút kinh nghiệm của người viết thì cách thường thấy nhất là chia làm 3 ngụm, ngụm thứ nhất để thưởng hương, ngụm thứ hai để thưởng vị và ngụm thứ ba là để níu kéo hương vị của trà. Tuy nhiên cũng có cao thủ trà chỉ cần một ngụm lớn là đủ để cảm thụ toàn bộ tinh túy của ly trà. Các bạn có thể căn cứ vào chút ý mọn của người viết để tìm ra cách uống trà hoa sói đúng cách theo ý của mình.

Thu Hà (tổng hợp)