Take a fresh look at your lifestyle.

Thời điểm vàng để ăn từng loại thực phẩm, làm sai… ‘đầu độc’ cơ thể

Nắm được thời điểm vàng nên ăn từng loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa dưỡng chất. Ngược lại, ăn uống tùy tiện có thể gây hại, thậm chí được ví như ‘đầu đầu’ sức khỏe.

Chuối. Chuối là loại quả phổ biến, rất tốt cho sức khỏe nhờ lượng dưỡng chất đa dạng và phong phú. Theo tính toán, 100g chuối chín có chứa 9 calo, 75% nước, 1.1g protein, 22.8g carbohydrate, 12.2g đường, 2,6g chất xơ, 0,3g chất béo. Ảnh: Internet

Chuối rất tốt song thời điểm ăn chuối có ý nghĩa quan trọng. Thời điểm vàng ăn chuối là vào khoảng 10h30 buổi sáng. Thời điểm này, mọi người đã trải qua một thời gian làm việc, học tập nhất định sau bữa sáng. Nó là cần thiết để bổ sung năng lượng. Ảnh: Tipsmake

Táo. Với người khỏe mạnh, ăn táo vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Axit galactose có trong táo rất hữu ích trong việc thải độc cơ thể, giúp ngăn ngừa sỏi mật. Ảnh: Internet

Chất pectin có nhiều nhất trong vỏ táo còn có lợi cho đường ruột làm việc tốt hơn, loại bỏ các chất gây ung thư nếu được ăn vào buổi sáng. Ảnh: Internet

Thưởng thức táo vào buổi tối dễ làm tăng axit dạ dày, dẫn đến khó chịu. Đặc biệt, pectin là chất khó tiêu nên dễ làm tăng gánh nặng cho dạ dày nếu được ăn vào buổi tối. Ảnh: Tipsmake

Cơm. Cơm rất giàu vitamin D, niacin, canxi, chất xơ, riboflavin, sắt và thiamine. Tất cả các thành phần dinh dưỡng này đều cần thiết cho cơ thể bạn để thúc đẩy hệ miễn dịch và giúp cân bằng các hoạt động chung của cơ thể. Ảnh: Brightside

Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh giờ ăn buổi tối lúc 18h30 để có lợi nhất. Theo các chuyên gia, bữa tối tốt nhất cách thời gian ngủ khoảng 3 giờ đồng hồ, tránh gây gánh nặng cho dạ dày, dễ dẫn đến tăng cân. Ảnh: Tipsmake

Cà chua. Cà chua giàu các vitamin A, E, K, B1, B3, B5, B6, B7 và 1 nhóm vitamin C. Loại quả này cũng rất giàu chất chống oxy hóa như lycopene, beta-carotene, naringenin, folate, sắt, kali, magiê, crôm, choline, kẽm và phốt pho. Ảnh: Internet

Thời điểm vàng để ăn cà chua là buổi sáng. Lúc này axit hữu cơ trong cà chua hỗ trợ quá trình tiêu hóa và điều tiết chức năng của dạ dày và tuyến tụy rất tốt. Vậy nhưng, thưởng thức vào buổi tối sẽ khiến lượng lớn axit oxalic trong cà chua có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa nước muối trong cơ thể, gây đau bụng. Ảnh: Tipsmake

Khoai tây. Khoai tây chứa nhiều vitamin C và B6, kali, mangan, chất xơ, photpho, niacin… Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa flavonoid, carbohydrate có khả năng cung cấp lượng lớn năng lượng nếu như đều đặn ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Ảnh: Internet

Trong khi đó, tránh ăn khoai tây vào bữa tối vì có thể gây đầy hơi, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Ảnh: Tipsmake

Cà phê. Sáng sớm là thời điểm không nên uống cà phê bởi nó có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Uống cà phê khi chưa kịp ăn sáng còn khiến bạn dễ cồn ruột. Hơn nữa, cà phê có tính axit. Lượng axit này sẽ làm hỏng lớp niêm mạc, gây ra chứng ợ nóng khó tiêu và các bệnh về dạ dày. Ảnh: Internet

Thời điểm vàng uống cà phê là sau bữa sáng khoảng chừng 1 – 2 giờ đồng hồ. Ngoài thời điểm này, nếu muốn uống cà phê, bạn cũng có thể dùng vào khung 2 – 3 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian cơ thể bắt đầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, cần nhất sự tỉnh táo, uống cà phê lúc này sẽ rất có ích. Đặc biệt, không nên uống cà phê sau 4 – 6 giờ chiều, vì cà phê sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ vào buổi tối. Ảnh: Internet

Định Tâm (TH)