Thiết kế khiến nhà phố thông thoáng và bừng sáng
Tại các đô thị lớn hiện nay, mật độ dân cư đông đúc, diện tích xây dựng eo hẹp, không phải ngôi nhà nào cũng dễ dàng có đủ ánh sáng tự nhiên. Với những mẹo nhỏ, bạn vẫn có thể giúp căn phòng của mình tràn ngập ánh sáng.
Thiết kế giếng trời
Giếng trời là khoảng trống thông theo đường thẳng từ mái xuống nền đất của ngôi nhà, được thiết kế với mục đích tăng cường ánh sáng tự nhiên, điều hòa không khí, giúp không gian sống trở nên hài hòa, giàu sinh khí hơn.
Giếng trời không những mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian nhà hiện đại mà còn giúp cải thiện ánh sáng cho những ngôi nhà phố chật hẹp. |
Giếng trời được coi là giải pháp hiệu quả để lấy ánh sáng cho nhà ở, đặc biệt là những ngôi nhà ống dài và hẹp ngang. Thông thường, giếng trời được đặt ở trung tâm, phía sau hoặc ở cầu thang lên xuống ngôi nhà. Các vị trí này giúp cho ánh sáng được phân bổ rộng khắp không gian, đồng thời giúp các luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn.
Sử dụng kính hoặc gương
Kính là vật liệu trong suốt, thường được sử dụng để “ăn gian” không gian, khiến ngôi nhà có vẻ rộng rãi hơn so với diện tích thực tế. Chính vì vậy, thay vì những bức tường gạch bức bí, ngột ngạt, bạn có thể thay thế bằng kính cường lực để lấy ánh sáng cho cầu thang, phòng ngủ…
Sử dụng cửa kính, vách kính sẽ cho ánh sáng tự nhiên xuyên từ phòng này tới phòng khác, tạo không gian thoáng đãng, không hề tối tăm. Trong khi đó, sử dụng gương cũng là một giải pháp thường gặp để thay đổi cảm nhận về không gian nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng.
Hạn chế tường và vách ngăn
Để lấy sáng cho nhà ống, bạn cần chủ động tạo ra những khoảng thông nhau giữa các không gian trong nhà. Ví dụ, phòng khách với phòng ăn ở nhà phố diện tích nhỏ hay căn hộ chung cư thường được nối lại với nhau thành một không gian chung.
Thay vì xây những bức tường cao, ngột ngạt, bẻ nhỏ không gian, bạn có thể thay bằng vách kính hoặc hệ lam gỗ, ngăn cách không gian một cách tương đối, vẫn giữ được độ thoáng.
Để lấy sáng cho nhà ống, bạn cần chủ động tạo ra những khoảng thông nhau giữa các không gian trong nhà. Ví dụ, phòng khách với phòng ăn ở nhà phố diện tích nhỏ hay căn hộ chung cư thường được nối lại với nhau thành một không gian chung.
Thay vì xây những bức tường cao, ngột ngạt, bẻ nhỏ không gian, bạn có thể thay bằng vách kính hoặc hệ lam gỗ, ngăn cách không gian một cách tương đối, vẫn giữ được độ thoáng.
Mở rộng các ô cửa sổ
Cửa sổ là bộ phận lấy ánh sáng trực tiếp trong mỗi ngôi nhà. Trong quá trình thiết kế và thi công, bạn có thể yêu cầu kiến trúc sư thiết kế kích thước cửa sổ theo mong muốn. Khung cửa sổ càng rộng thì lượng ánh sáng tự nhiên tràn vào ngôi nhà càng nhiều.
Cửa sổ mở rộng mang lại nhiều ánh sáng và cả luồng không khí mát mẻ cho người sống trong nhà. Đặc biệt, những nơi như hàng lang, phòng ngủ càng cần có cửa sổ để tránh ngột ngạt, bức bí. Đồ họa: Phương Duy |
Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét tình hình thực tế như điều kiện khí hậu, hướng nhà để lựa chọn một vị trí và kích thước cửa sổ phù hợp, tránh hướng nắng gắt vào buổi trưa, chiều hoặc bị mưa hắt vào nhà trong mùa mưa.
Gạch kính lấy sáng
Thị trường vật liệu xây dựng ngày càng phát triển do những yêu cầu ngày càng đa dạng, chi tiết của khách hàng. Cũng trong suốt nhưng so với các mảng kính thông thường, gạch kính là loại vật liệu khá độc đáo vì vừa có khả năng lấy sáng, vừa giữ được sự riêng tư cần thiết cho không gian sinh hoạt.
Thêm vào đó, gạch kính lấy sáng rất linh hoạt, tính ứng dụng cao, có thể dùng cho bất cứ nơi nào, từ phòng tắm, phòng ngủ, cầu thang hay phần mái. Gạch kính chịu lực rất tốt nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng cho ngôi nhà của mình.
Nếu cẩn thận hơn, bạn cũng có thể lồng thêm sắt vào phía trong để gạch thêm chắc chắn và an toàn. Gạch kính có loại trong suốt và cả loại mờ đục, thích hợp cho các loại công trình khác nhau. Khi tư vấn, kiến trúc sư sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn.
Tổng hợp