Take a fresh look at your lifestyle.

Rau má dược liệu quý giúp điều trị nhiều bệnh

Rau má là loại rau chứa nhiều dưỡng chất. Không chỉ làm thức ăn, rau má mà còn là nguồn dược liệu quý giúp điều trị nhiều bệnh. Cách chế biến rất đơn giản, có thể ăn rau sống, xay nhuyễn vắt lấy nước uống hoặc nấu canh. Dưới đây là những công dụng của rau má mà bạn nên biết.

 Giải nhiệt, hạ sốt, mát gan
c1
 Uống nước rau má xay hoặc sinh tố rau má giúp đẹp da, thanh nhiệt cơ thể  (Ảnh: Internet)
Rau má là loại dược thảo có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc… Uống nước rau má xay hoặc sinh tố rau má giúp đẹp da, thanh nhiệt cơ thể. Đây là công dụng thường thấy ở rau má được nhiều người biết đến.
Chữa các bệnh về đường tiêu hóa 
Hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxy hóa của lá rau má có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.
Rau má cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ em.
Hỗ trợ hệ tuần hoàn
Chiết xuất rau má  giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.
Rau má còn giúp kích thích lưu thông máu, tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Từ đó, các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả.
Thanh lọc cơ thể
c2
Rau má giúp thanh lọc cơ thể (ảnh sưu tầm)
Rau má có thể kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Quá trình này giúp giảm bớt áp lực đối với thận và nhìn chung giúp thải độc tố nhanh chóng, đồng thời vẫn giữ cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dịch.
Tốt cho những người bị các bệnh liên quan tới tĩnh mạch
Các chuyên gia cho biết, rau má đặc biệt tốt với người bị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Các thành phần của rau má có thể giúp giảm sưng và lưu thông khí huyết trong cơ thể, đặc biệt tốt với những người bị bệnh các bệnh như suy giãn tĩnh mạch.
Năm 2001, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu chứng minh công dụng của rau má đối với những người bị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Người bệnh được cho dùng giả dược hay rau má và được theo dõi trong 4 tuần. Kết quả cho thấy, các triệu chứng như chuột rút, đau nhức, mệt mỏi, sung, phù chân giảm rõ rệt ở những đối tượng uống rau má.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng dùng rau má khoảng 180mg một ngày có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.
Giúp vết thương nhanh lành 
Trong rau má chứa triterpenoids – có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đắp rau má giã nhuyễn lên da có thể giảm nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương. Đây là phương thuốc cực kì tốt được truyền trong dân gian.
c3
 Rau má có công dụng giúp vết thương lành nhanh hơn (Ảnh: Internet)
Tăng cường trí nhớ và thị lực
Theo dân gian: Người bệnh lấy 3-5gr rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa. Cách này giúp tăng cường thị lực, khả năng tập trung, hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
Ngoài những công dụng trên, rau má còn được dùng để chữa táo bón, vàng da, thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.
Những lưu ý khi dùng rau má
Lưu ý khi sử dụng rau má
Rau má là loại rau phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên người dùng không nên lạm dụng. Chỉ nên uống 1 cốc rau má (tương đương 40g rau má) mỗi ngày và không uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp hãy ngưng ít nhất nửa tháng.
Những phản ứng dị ứng với rau má có thể gặp bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Người dùng cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù các triệu chứng này cũng như việc các hợp chất trong rau má phản ứng với nhau rất ít gặp nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng rau má.
Những người không nên dùng rau má 
– Phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Những người đang mong muốn thụ thai.
– Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường nên sử dụng ra má ở một lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
– Những người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Thư Bùi (Thầy thuốc Việt Nam)