Take a fresh look at your lifestyle.

Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh quai bị

Mặc dù quai bị là bệnh lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách. Cũng sẽ dẫn đến một số biến chứng về sau. Vậy khi mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Quai bị thuộc căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến công việc, cuộc sống. Để không dẫn đến những di chứng sau này, vậy khi nào người mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ?

1. Bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào?

Có thể bạn đã biết, bệnh quai bị rất dễ lây lan thành dịch trong khoảng 9 ngày đầu tiên sau khi có các triệu chứng xuất hiện. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo hoặc nghi ngờ mình mắc quai bị bạn nên đi khám bác sĩ. Để đảm bảo sức khỏe cũng như chữa trị đúng cách và an toàn nhất, không để lại những di chứng ngoài mong muốn sau này.

Mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? - Ảnh 1.

Người mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? (Ảnh: Internet)

Bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào là thắc mắc của hầu hết mọi người khi nghi ngờ mình bị mắc quai bị. Ngay khi thấy các dấu hiệu dưới đây bạn cần đến khám bác sĩ ngay:

– Đau bụng.

– Sốt trên 39 độ C từ 3 ngày trở lên.

– Khó ăn uống.

– Lú lẫn hoặc mất phương hướng.

– Đau đầu giữ dội.

– Buồn ngủ nhiều.

– Nôn mửa, không chịu được ánh sáng chói.

– Bị phát ban với các đốm, hoặc vết bầm tím nhỏ màu tím hoặc đỏ.

– Có dấu hiệu sưng, đau tinh hoàn.

2. Cần chuẩn bị gì khi đến gặp bác sĩ?

Khi mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ, cũng có nghĩa là dấu hiệu của bạn đã chuyển nặng. Do đó, bạn cần đi khám và gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, trước khi đi bạn cần chuẩn bị một số điều sau.

Bạn cần viết ra một số thông tin trước khi đi gặp bác sĩ (Ảnh: Internet)

– Viết ra các triệu chứng mà bạn, hoặc con bạn đã gặp phải trong thời gian gần đây.

– Cố gắng nhớ xem bạn, hoặc người bệnh có tiếp xúc với người có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị trong vài tuần qua không?.

– Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hay các chất bổ sung mà bạn hoặc người bị bệnh đã dùng.

– Đồng thời, viết ra những thông tin y tế chính bao gồm: Tất cả các tình trạng được chẩn đoán khác.

– Ngoài ra, bạn cần viết ra thông tin cá nhân như: Những thay đổi gần đây hoặc những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn.

– Sau cùng đừng quên viết ra câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn.

3. Cần hỏi bác sĩ những câu hỏi như thế nào?

Khi đến gặp bác sĩ, ngoài việc chuẩn bị những yếu tố trên. Bạn có thể hỏi bác sĩ một số câu hỏi sau để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Cũng như chắc chắn mình có bị bệnh quai bị hay không?

– Nguyên nhân bị bệnh là gì? dấu hiệu và triệu chứng của loại bệnh này là gì?

– Bạn mong muốn phương pháp điều trị nào?

– Các triệu chứng nên cải thiện sớm là gì?

– Có biện pháp điều trị tại nhà hay các bước chăm sóc giúp giảm các triệu chứng ra sao?

– Bạn hay người thân của bạn có bị lây quai bị không? Trong bao lâu?

– Cần thực hiện những bước nào để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Cùng nhiều câu hỏi khác. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi khi đi thăm khám, gặp trực tiếp bác sĩ.

4. Một số câu hỏi bác sĩ sẽ hỏi bạn trong khi khám

Trong suốt quá trình thăm khám bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi dạng như:

Mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? - Ảnh 3.Bị bệnh quai bị khi nào cần đi khám bác sĩ? Trong khi khám bác sĩ sẽ hỏi bạn về những thông tin liên quan đến bệnh để tìm ra nguyên nhân cũng như chọn biện pháp chữa trị đúng cách (Ảnh: Internet)

– Bạn đã nhận thấy những dấu hiệu, triệu chứng nào? Lần đầu tiên bạn nhận thấy những triệu chứng đó là khi nào? Những triệu chứng ấy có diễn biến xấu theo thời gian không?

– Trong các triệu chứng đó có bao gồm đau bụng hay đau tinh hoàn (ở nam giới) không?.

– Ngoài bạn, thì có ai có các dấu hiệu và triệu chứng chung với bệnh quai bị trong một vài tuần qua hay không?

– Bạn hoặc con bạn có đang đi tiêm chủng không? Phụ huynh có con nhỏ có thể cần tìm hiểu thêm bài viết: Vắc xin quai bị và tổng hợp những thông tin chắc chắn cần biết.

– Bạn hay con bạn hiện nay có đang được điều trị. Hoặc gần đây bạn đã được điều trị cho bất kỳ tình trạng y tế nào khác không?.

– Bạn đang dùng loại thuốc nào? Bao gồm cả kê đơn và thuốc không kê đơn, cũng như vitamin và chất bổ sung.

– Con bạn có đang đi học, hay gửi nơi giữ trẻ không?

– Bạn có đang mang thai hoặc cho con bú không?,…

5. Lời khuyên của bác sĩ khi mắc quai bị

Hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh quai bị. Chủ yếu là các biện pháp điều trị tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng cho đến khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể chống lại nhiễm trùng.

Mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? - Ảnh 4.

Nghỉ ngơi trên giường là một trong những biện pháp đẩy lùi triệu chứng của bệnh quai bị đơn giản nhất (Ảnh; Internet)

Nếu bạn và con bạn đang bị quai bị, bạn cần làm theo một số gợi ý dưới đây để có thể tự chăm sóc sức khỏe của mình.

– Nghỉ ngơi trên giường cho đến khi hết các triệu chứng.

– Uống thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như: ibuprofen, paracetamol.

– Uống nhiều nước, nhưng không nên dùng đồ uống có tính axit như: Nước hoa quả. Bởi loại thức uống này có thể gây kích ứng tuyến nước bọt mang tai, nên nước lọc là chất lỏng tốt nhất bạn nên dùng trong lúc này.

– Chườm lạnh lên các tuyến bị sưng để giúp giảm đau.

– Ăn thức ăn không cần nhai nhiều, ví dụ như: Súp, khoai tây nghiền…

Đến đây bạn đã biết được khi mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? Và cần chuẩn bị những gì? Cũng như một số mẹo chăm sóc sức khỏe tại nhà khi bị bệnh quai bị.

TH