Những công dụng của cây mộc hương
- Vị thuốc Vân mộc hương – Radix Saussureae lappae là rễ của cây vân mộc hương – Saussureae lappae Clarke. Đây là loại mộc hương trồng ở cùng Vân Nam – Trung Quốc còn có tên khác là Quảng mộc hương, Thanh mộc hương, mộc hương bắc…
- Vị thuốc Thổ mộc hương – Radix Helenii là rễ của cây thổ mộc hương – Inula helenium L. Cây được trồng nhiều ở Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ.
- Xuyên mộc hương – tên gọi khác là Thiết bản mộc hương – Jurinea aff souliei. Cây thường được trồng ở vùng Tú Xuyên – Trung Quốc.
- đẩy nhanh thời gian làm trống dạ dày và giải phóng motilin nội sinh (P <0,01),
- không có sự thay đổi về tổng lượng acid, nồng độ somatostatin huyết tương và nồng độ gastrin huyết thanh (P> 0,05).
3. Một số lưu ý khi sử dụng mộc hương
Mộc hương thường được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi là an toàn (GRAS) khi được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng . Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm chóng mặt và buồn nôn.
- Việc sử dụng quá nhiều dầu mộc hương có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Nên sử dụng theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Những người bị dị ứng với các họ thực vật thuộc họ Cúc hoặc họ Compositae như cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, hoa cúc, cúc tần… nên tránh.
- Nó chứa axit Aristolochic có thể gây hại cho thận và có thể gây ung thư khi dùng với liều lượng lớn.
- Những người cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng