Take a fresh look at your lifestyle.

Một số cây thuốc dân gian có tác dụng chữa nhiệt miệng

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Theo quan điểm của y học hiện đại, nhiệt miệng xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:
  • Do các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm chóp răng, viêm tủy răng,… Bệnh cũng có thể do những sang chấn nhỏ như cắn, nhai vào lưỡi, vào môi, ăn thức ăn nóng.. tạo nên những vết loét nhỏ,…
  • Do hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cơ thể phản ứng với một số thành phần hóa học trong kem đánh răng, hoặc nước súc miệng,…
  • Do mất cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Bệnh thấy rõ ở phụ nữ có thai, sau sinh hoặc mãn kinh. Ngoài ra những người thường hay có stress và căng thẳng tâm lý cũng có nguy cơ mắc nhiệt miệng nhiều hơn.
  • Do chức năng thải độc của gan bị suy giảm, các chất độc tích tụ ở niêm mạc miệng, lượng chất độc đủ lớn sẽ tạo thành ổ hoại tử, vỡ ra tạo thành những nốt nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng cũng có thể gây ra bởi sự thiếu hụt một số vitamin như B12, B9 và một số loại muối khoáng.
2. Một số cây thuốc dân gian có tác dụng trị nhiệt miệng
Các bạn có thể tham khảo một số cây thuốc dân gian có tác dụng trị nhiệt miệng rất hiệu quả dưới đây
2.1. Rau diếp cá chữa nhiệt miệng
Diếp cá là một loại cây phổ biến trong đời sống hằng ngày bởi có nhiều công dụng trong nấu ăn cũng như trong điều trị một số bệnh. Diếp cá có vị cay, hơi lạnh, tác dụng tốt trong thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra trong diếp cá còn tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, công dụng trong điều trị nhiệt miệng.
Rau diếp cá chữa nhiệt miệng
Rau diếp cá chữa nhiệt miệng (Ảnh internet)
Bạn chuẩn bị 100g diếp cá, rửa sạch, bỏ phần cuộng già, đem giã nhuyễn hoặc xay sinh tố lấy nước rồi uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp những triệu chứng của nhiệt miệng nhanh chóng được đẩy lùi.
Bạn cũng có thể sắc lấy nước 2-6g diếp cá, rồi chia ra uống trong ngày. Liên tục trong vài ngày bệnh sẽ lành.
2.2. Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót
Đây là một trong những bài thuốc dân gian cực hiệu quả để chữa nhiệt miệng. Rau ngót có tính mát, thanh nhiệt, giải độc khi kết hợp với mật ong có tính kháng viêm giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục.
Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót
Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót (Ảnh internet)
Chế biến cũng rất đơn giản, nhưng bạn cần chọn rau ngót sạch, không có các thành phần hóa học của thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Rửa sạch đem giã nhỏ chắt lấy nước cốt. Trộn cùng một ít mật ong rồi dùng tăm bông chấm lên những vết nhiệt miệng. Lưu ý cần để 5-10 phút rồi mới súc miệng lại. Kiên trì thực hiện sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng đau rát của nhiệt miệng.
2.3. Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng
Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng
Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng (Ảnh internet)
Lá bàng non là một phương pháp chữa nhiệt miệng dân gian rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Sở dĩ vì lá bàng non có tính kháng khuẩn rất cao, có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn bên trong khoang miệng.
Bạn nên chọn những lá bàng non, vì chúng chứa nhiều nhựa công dụng mới nhanh. Đem rửa sạch rồi đun sôi cùng với nước trong 30 phút với lửa nhỏ. Sau đó, đợi cho nước nguội bớt thì dùng để súc miệng. Làm như vậy nhiều lần sẽ giúp phục hồi lại các vết loét trong miệng, giảm đau đớn khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
2.4. Dùng khế chua để chữa bệnh nhiệt miệng
Dùng khế chua để chữa bệnh nhiệt miệng
Dùng khế chua để chữa bệnh nhiệt miệng (Ảnh internet)
Khế chua từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong chế biến những món ăn dân giã tự nhiên. Khế chua có tính bình, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra thành phần chính của khế chua là vitamin C có khả năng loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, chống viêm loét.
Sử dụng 2-3 quả khế chua, rửa sạch, thái miếng hoặc giã nát. Đem đun sôi cùng lượng nước vừa đủ. Chờ nguội thì ngậm và nuốt khế nhiều lần trong ngày để cho bệnh nhanh khỏi. Kiên trì áp dụng nhiệt miệng sẽ được đẩy lùi chỉ sau vài ngày sử dụng.
2.5. Cây rau đắng chữa nhiệt miệng
Cây rau đắng chữa nhiệt miệng
Cây rau đắng chữa nhiệt miệng (Ảnh internet)
Rau đắng đất là loại rau quen thuộc của những vùng quê. Trong rau đắng đất giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid, saponin. Những chất này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng rất tốt. Công dụng đã được nhiều người công nhận chỉ sau một đến hai ngày sử dụng.
Rau đắng đất rửa sạch, đem giã nhỏ lọc lấy nước cốt. Với người lớn có thể ngậm, với trẻ con mẹ có thể dùng tăm bông chấm vào vết loét trong một vài phút. Ngoài ra bạn có thể phơi khô rau đắng đất, rồi sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.