Mọi sự tự ti của con đều bắt nguồn từ những lời nói cay đắng của bố mẹ, hãy nhanh chóng thay đổi trước khi quá muộn!
Một lần tôi cùng mẹ đi đến một buổi họp mặt trong công ty tôi. Hôm đó có một vài đứa trẻ nhỏ, lúc gặp nhau chúng đã chạy lại ríu rít chào mẹ tôi: “Cháu chào bà”, “Cháu thưa bà”,… nhưng trong số đó có một đứa trẻ ngoại lệ.
Cô bé có dáng vẻ nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng lại ít nói. Khi thấy tôi nhìn thấy bé đi cùng người mẹ, là người quen của tôi, tôi đã chủ động đến chào hỏi. Đứa bé vừa nhìn thấy tôi là nấp sau lưng mẹ. Người mẹ có vẻ xấu hổ nên đã kéo cô bé ra phía trước: “Chào bà chào cô đi con”. Nhưng cô bé vẫn không dám bước lên. Sau đó, người mẹ liền “chữa cháy” với chúng tôi: “Con bé là thế, sợ người lạ, không chịu nói chuyện”.
Thấy cô bé như thế, tôi liền ngồi xuống và nói: “Con gái hôm nay chơi có vui không”. Đứa bé vẫn nhìn tôi bằng ánh mặt sợ hãi. Tôi có thể thấy được sự tự tin ẩn đằng sau bộ mặt đứa trẻ ngây thơ ấy.
Ngày nay, tự ti đã trở thành tâm lý phổ biến của trẻ. Vì sự tự tin nên trẻ nhút nhát, nhạy cảm và thiếu tự tin. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, sự tự ti của trẻ đa số đều do bố mẹ gây ra.
Đầu tiên, ngôn ngữ có thể gây tác hại trực tiếp đối với trẻ
“Sao con lại ngốc như thế? Mẹ đã dạy bao nhiêu lần rồi, sao chẳng nhớ gì cả!”.
“Mẹ chưa thấy đứa trẻ nào ngốc như con”.
“Im lặng nào. Con có thể im lặng một chút giúp mẹ không?”.
Đôi khi, chúng ta không suy nghĩ quá nhiều trước khi nói chuyện với con trẻ. Thậm chí có nhiều bố mẹ vì quá tức giận nhưng buông lời cay đắng. Lời nói khi nói ra rất nhanh, nhưng lại để lại hậu quả không ngờ trong tâm trí đứa trẻ.
Những đứa trẻ tự ti sẽ không gặp được may mắn
Tự ti, mặc cảm là một khiếm khuyết về nhân cách, đặc biệt là đối với trẻ. Điều này sẽ tác động xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ, không có lợi cho sự trưởng thành, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Trẻ em nên có một tuổi thơ hạnh phúc và lớn lên không phải lo lắng. Tuy nhiên, một khi đã mặc cảm tự ti, trẻ em thường cảm thấy chán nản vô cớ, ngại giao tiếp với người khác, thậm chí ngại kết bạn với người lạ. Đây được coi là “một tai họa”, bởi chúng chúng luôn nghĩ mình không giỏi giang, chỉ có thể trốn trong góc một mình, ngưỡng mộ người khác, nhưng đa số chúng thường nghĩ: “Mình không làm được gì cả, làm sao mà có ai thích mình được”.
Nếu một đứa trẻ có đánh giá không đúng về bản thân, chúng sẽ luôn nghĩ rằng mình là người tồi tệ nhất. Nhìn không đẹp, mặc không đẹp, học không đến nơi đến chốn … Một đứa trẻ tự ti, thích bó buộc mình, ngại tiếp xúc với mọi người, sợ bị so sánh, sợ bị mọi người xung quanh cười nhạo mình thì khi lớn lên sẽ hình thành lòng tự trọng thấp.
Bố mẹ cần hiểu được rằng, sự tư tin và mặc cảm của trẻ rất nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi phát hiện điều này ở con, bố mẹ nên kịp thời giúp con thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự tự ti bằng một số hành động sau đây:
Dạy trẻ hình thành thói quen đọc sách tốt
Đọc sách cho phép trẻ em tìm thấy sự thoải mái trong sách. Đồng thời, đọc sách cho phép trẻ mở mang “đầu óc”, khám phá bản thân, tìm ra góc nhìn mới về thế giới, không còn sợ hãi khi đối mặt với nó, và trở nên dũng cảm và tự tin.
Giúp trẻ nhận biết bản thân
Bước đầu tiên để một đứa trẻ nhận ra chính mình là bảo trẻ nhận ra vẻ bề ngoài của mình. Rất nhiều đứa trẻ thiếu tự tin chỉ vì ngoại hình của mình. Bố mẹ cần nói rằng, chúng có một ngoại hình ổn. Dù không sở hữu đôi mắt to tròn nhưng đôi mắt một mí thì ai cũng có nét đẹp riêng biệt.
Khen ngợi trẻ đúng lúc
Khen ngợi khác với khen mù quáng. Trong quá trình hòa hợp với trẻ, bố mẹ nên tìm ra những lý do cụ thể xứng đáng để khen ngợi và khuyến khích trẻ qua từng việc nhỏ, để trẻ ngày càng tự tin và thoát khỏi sự tự ti.
Không được so sánh
Trẻ tự ti sợ nhất là bố mẹ so sánh người khác với mình, điều này sẽ khiến trẻ ngày càng có suy nghĩ “mình không làm được, mình ngốc lắm”.
Học cách tôn trọng ý kiến của trẻ
Khi đứng trước sự lựa chọn, trẻ sẽ có chính kiến của mình, khi đưa ra ý kiến của mình, bố mẹ không được phủ nhận một cách mù quáng hay phớt lờ, điều này sẽ khiến trẻ mất tự tin vì không được coi trọng. Bố mẹ phải học cách tôn trọng suy nghĩ của con cái, lắng nghe cẩn thận tiếng nói của con và học cách hòa thuận, đối xử với nhau một cách bình đẳng.
Kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của trẻ
Nhiều khi trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, hầu như bố mẹ nào cũng bị con cái hỏi han. Nhưng lúc này bố mẹ không được nóng vội, trẻ còn đang tò mò về cuộc sống, nếu bạn nôn nóng và cảm thấy thấy phiền thì trẻ có thể ngại giao tiếp. Tất nhiên, nếu bố mẹ không thể trả lời, hãy nói thật lòng với trẻ, để trẻ biết rằng có những điều không ai có thể làm được.
Hãy để trẻ sử dụng thế mạnh của mình
Mỗi người đều có điểm mạnh riêng, cha mẹ nên phát hiện ra điểm mạnh của con và giúp trẻ phát huy để chúng thấy được điểm sáng của mình. Bạn không được ép trẻ làm những việc mà trẻ không giỏi, vì điều này sẽ khiến trẻ thiếu tự tin.
Tích cực hướng dẫn trẻ đối mặt với những trở ngại
Thất vọng thường là cách dễ nhất khiến trẻ rơi xuống vực thẳm của sự tự ti. Khi trẻ gặp phải bước thụt lùi, bố mẹ nên khuyến khích trẻ nên thẳng thắn đối mặt với nỗi thất vọng. Thất vọng không có gì ghê gớm, hãy cùng trẻ phân tích vấn đề và giúp đỡ trẻ.
Cha mẹ là người bạn đồng hành tốt nhất và là người thầy tốt nhất của trẻ. Nếu chúng ta muốn con mình có một tương lai tươi sáng, chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến sự trưởng thành của con cái.
(Nguồn: Zhihu)