Khi giao mùa cần cảnh giác viêm mũi dị ứng tấn công
Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh hô hấp phổ biến nhất trong các loại bệnh viêm mũi. Bệnh gây ra những triệu chứng bất thường trên da và cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Theo một số thống kê, tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng lên tới khoảng 10 – 20% dân số. Con số này được dự báo ngày càng tăng cao do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, khí hậu và thời tiết thay đổi thất thường.
Viêm mũi dị ứng thời tiết là phản ứng của mũi khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng liên quan đến thời tiết, gây ra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh có nguyên nhân do thời tiết thay đổi đột ngột (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân và triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiết
Nguyên nhân đầu tiên gây viêm mũi dị ứng thời tiết là do yếu tố thời tiết và tất cả các tác nhân liên quan đến thời tiết. Ngoài ra yếu tố bên trong liên quan đến cơ địa người bệnh. Cụ thể:
+ Người bệnh có cơ địa dị ứng, dễ bị phản ứng với các dị nguyên gây kích ứng bên ngoài môi trường, trong đó có thời tiết.
+ Thời tiết thay đổi đột ngột (lạnh đột ngột) khiến cơ thể không kịp thích ứng, điều chỉnh dẫn đến tình trạng dị ứng.
+ Do mẫn cán với các tác nhân bên ngoài, thời tiết, mỗi trường. Thông thường, các tình trạng dị ứng này xuất hiện nhiều vào mùa xuân thời tiết ẩm ướt, có nhiều phấn hoa,… hoặc những khi giao mùa.
Ảnh minh họa
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết xuất hiện ngay khi cơ thể sinh ra phản ứng để chống lại các tác nhân dị nguyên. Cũng giống như các tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng khác, dị ứng có nguyên nhân do thời tiết cũng sẽ có một số triệu chứng như:
+ Ngứa mũi: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh. 2 bên hốc mũi có dấu hiệu ngứa ngáy có khó chịu, tình trạng ngứa này có thể lan xuống họng và lên vùng mắt nếu bệnh tiến triển nặng.
+ Hắt hơi: Người bệnh có thể bị hắt hơi thành từng trạng, liên tục khó kiểm soát và kìm hãm.
+ Chảy nước mũi: Hầu hết các trường hợp bị dị ứng đều gây chảy nước mũi, nước mũi loãng và trong có thể chảy nhiều hoặc ít tùy vào mức độ bệnh. Nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào sáng sớm và buổi tối.
+ Tắc nghẹt mũi: Một số trường hợp người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nghẹt, tắc 1 bên mũi hoặc cả 2 bên.
Các dấu hiệu của bệnh thường kéo dài từ 7 – 15 ngày và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, kèm triệu chứng chảy nước mắt, viêm kết mạc, dị ứng đường hô hấp, khó thở, có thể bị hen phế quản,… Với những trường hợp này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Viêm mũi dị ứng do thời tiết có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng có nguyên nhân do thời tiết không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu của bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, ăn uống và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, với các trường hợp bị dị ứng nặng, bệnh tiến triển sang mãn tính kéo dài và tái phát liên tục có thể gây ra những bệnh lý về mũi, viêm đường hô hấp nguy hiểm. Nhóm những bệnh lý có thể mắc phải như: Viêm xoang mũi, viêm xoang, polyp mũi, hen suyễn, viêm kết mạc, hen phế quản… khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược.
Do đó, để ngăn ngừa những biến chứng, ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe, người bệnh nên chủ động khám và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Cách chữa trị viêm mũi dị ứng
Có nhiều cách chữa bệnh bằng thuốc tây y, đông y và các mẹo dân gian. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng tình trạng, mức độ viêm nhiễm khác nhau. Người bệnh nên đi khám để được chỉ định cách điều trị, xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.
Minh Hằng/TH