Take a fresh look at your lifestyle.

Cách trồng hoa hồng leo cho người mới bắt đầu

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho tình yêu. Chúng mang vẻ đẹp quyến rũ với hướng thơm thoang thoảng. Hoa hồng dễ trồng hay khó trồng? Để có một giàn leo phủ đầy hoa hồng hay đơn giản chỉ là một chậu hồng nhỏ cần đáp ứng yêu cầu gì? Hôm nay, ban công xanh sẽ hướng cách chăm sóc hoa hồng leo cho người mới bắt đầu nhé!

Chọn giống hồng phù hợp

Cây hoa hồng leo với vô vàn giống với nhiều màu sắc hoa khác nhau. Tùy vào diện tích khu vườn của bạn trồng nhiều hay ít cây. Cũng như 1 hay nhiều  giống khác nhau. Một khu vườn, một sân thượng, hay ban công tràn ngập những đóa hồng khoe sắc luôn là ao ước của người trồng. Một giống cây có thể gây nhàm chán, nhiều giống hồng sẽ trở nên hấp dẫn. Những quá nhiều lại gây mất trật tự, rối mắt. Một vài giống hồng kết hợp hài hòa trong không gian trồng sẽ mang lại sự vẻ đẹp hoàn mĩ.

Vị trí trồng

Việc chăm sóc hoa hồng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đáp ứng được môi trường sống hợp ý. Một vì trí hoàn hảo sẽ giúp cây phát triển tốt nhất. Những bụi hồng cần được nhận 6-8 tiếng nắng mỗi ngày. Hoa hồng phát triển mạnh khi trồng ở đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nếu đất trồng thuộc dạng đát sét cần trọn thêm sơ dừa, tro trấu và mọt ít phân ủ mục. Sẽ giúp tăng độ tơi xốp, thông thoáng.

Thời gian trồng

Với điều kiện thời tiết khí hậu gió mùa, không có mùa đồng rơi. Nên bạn có thể trồng hồng bất kì khi nào bạn muốn. Hồng thường được bán dưới 2 hình : hồng rễ trần và hồng trồng tỏng bầu. Hồng rễ trần chỉ có sẵn vào mua xuân, nên được trồng ngay khi vừa đem về nhà. Còn đối với bụi bồng được trồng trong bầu ươm cho phép bạn có thời gian trồng linh hoạt hơn. Bạn có thể trồng chúng bất cứ thời điểm nào thích hợp. Để có kết quả tốt nhất, hãy trồng hồng vào một ngày mát mẻ vào buổi sáng sớm hay ráng chiều. Trồng vào một ngày nắng nóng hay vào đợt nóng bất chợt có thể làm cây bị sốc. Cây sẽ bị yếu vầ cần dưỡng lại.

Cách trồng hồng

Hồng được trồng trên ban công hay sân thượng chỉ có thể trồng trong chậu. Cần chọn chậu có lỗ thoát nước, kích thước chậu phù hợp. Và chất liệu chậu phù hợp với phong cách nhà để tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Một số loại chậu trên thị trường: Chậu nhựa monrovia, chậu gỗ, chậu xi măng đá mài, chậu esteras,…

Khi trồng ngoài vườn, bần cần đào hố  có kích thước phù hợp. Kích thước hố trồng là một trong những yếu tố quan trọng để cây của bạn có một khởi đầu tốt. Một cái hố trồng đủ sâu và đủ rộng. Cây hồng được tròng ở vị trí vừa phải, không quá sâu cũng không quá nông. Nếu bạn trồng nhiều bụi hồng, cần trồng chúng cách nhau từ90- 100cm. Như vậy cây hồng sẽ có không gian thoải mát để phát triển,

Đất trồng cho hồng

Trước khi trồng cần xử lý đất trước. Trộn một lượng phân hữu cơ ủ  mục với tro trấu, sơ dừa. Cho hỗn hợp này vào trong hố trồng rồi mới đặt bụi hồng vào. Rồi lắp đắt ém đất vừa phải để giữ cây đứng vững. Có thêm cho thêm 1 ít phân tan chậm lên trên như: trùn quế dạng viên, trùn quế hạt mận, phân dê, phân dơi. Tưới nước giữ ẩm.

Không chôn cây quá sâu như vậy có thể làm úng chết cây. Phần cổ rễ của cây nằm ngang mặt đất

Bón phân

Với một loài cây ra nhiều hoa và tược nhanh khỏe như hồng. Vốn dĩ cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi trồng hồng vấn đề phân bón không thể không nói đến.

Để có được một bụi hồng hay 1 giàn hồng leo với những bông hoa to rực rỡ cần bón phân thường xuyên. Phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chậm những ổn định. Phân hữu cơ giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đất, cân bằng độ Ph, thân thiện với môi trường.

Một số loại phân hữu cơ: phân bò, phân dê, phân dơi, bánh dầu, phân ủ từ thức ăn thừa, dịch chuối, trùn quế,….

Phân vô cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tác dụng nhanh. Đối với những cây con mới trồng tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ. Đợi đến khi cây ra hoa đầu tiên bón phân vô cơ để cung cấp thêm dinh dưỡng cần thiết. Cần bón đúng liều lượng và tần suất sử dụng. Để tránh làm cây bị ngộ độc phân bón.

Tưới nước một cách khôn ngoan

Hoa hồng phát triển tốt nhất khi độ ẩm của đất được giữ đồng đều trong suốt mùa sinh trưởng. Số lượng và tần suất tưới nước sẽ phụ thuộc vào loại đất và khí hậu nơi ở của bạn. Hoa hồng trồng đất cát sẽ cần tưới nước nhiều hơn, vì đất cát thoát nước rất nhanh. Điều kiện nóng, khô và gió cũng sẽ làm khô hoa hồng nhanh chóng. Cần cung cấp lượng nước nhiều hơn.

Để đảm bảo một bụi hoa hồng khỏe mạnh, hãy cho nó lượng nước cần có vào mỗi tuần trong mùa sinh trưởng. Tưới vước ở gốc, han chế tưới lên tán cây. Khi  tán lá ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các bệnh như đốm đen và phấn trắng phát triển..

Cắt tỉa hoa hồng

Cần cắt tỉa hoa hồng tuân theo một vài quy tắc đơn giản, cây có dáng đẹp hơn và mang lại một cây khỏe mạnh hơn. Chuẩn bị một  cây kéo cắt cành và một đôi găng tay làm cho công việc dễ dàng hơn.

Đầu tiên, loại bỏ tất cả những cây hay cành nhánh đã chết và bị hư hỏng. Sau đó cắt giảm từ 3-5 mắt mỗi nhánh, để kích thích cây ra tược mới. Thời điểm tốt nhất để thực hiện cắt tỉa  là vào đầu mùa xuân. Tuy nhiên, bạn có thể tỉa nhẹ hoa hồng khi bạn cảm thấy cần thiết, để cho chúng được phát triển tốt nhất

Cắt tỉa là một công đoạn không thể thiếu trong việc chăm sóc hoa hồng. Nó cần thiết cho hầu hết các giống hoa hồng nhằm khuyến khích tái sinh trong suốt mùa. Chỉ cần cắt giảm bên dưới thân năm lá đầu tiên để thúc đẩy mọc lại. Nếu bụi hoa hồng của bạn tự vệ sinh, thì có nghĩa là chúng không phát triển hông hoa hồng, không cần thiết phải chết vì hoa sẽ tự động rụng và cây sẽ tiếp tục tạo ra nhiều hoa hơn.

Phòng bệnh cho cây – chăm sóc hoa hồng luôn khỏe mạnh

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh hoa hồng là chọn các giống kháng bệnh. Những giống hồng này được nhân giống và lựa chọn để chống lại những loại bệnh phổ biến nhất như phấn trắng, đốm đen,..

Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng thường xuất hiện vào mùa hè. Đặc biệt là khi những ngày nóng và khô và đêm mát mẻ và ẩm ướt. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm những chiếc lá cuộn tròn và xoắn lại và sự phát triển của một loại phấn trắng trên lá. Để tránh phấn trắng, tưới nước vào gốc vào buổi sáng, Không tưới lên lá vì lá ướt, đặc biệt là qua đêm. Nó sẽ thành môi trường phát triển hoàn hảo cho bệnh phát triển. Cắt tỉa một bụi hoa hồng để cho phép không khí lưu thông qua tán lá cũng giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh này.

Đốm đen

Đốm đen là một bệnh nấm đường nước xuất hiện dưới dạng các đốm đen hoặc nâu tròn ở mặt trên của lá, bắt đầu từ phía dưới của một bụi cây và di chuyển lên trên, cuối cùng gây ra rụng lá. Ngăn ngừa bệnh này giống như cách bạn ngăn ngừa bệnh phấn trắng. Bằng cách cải thiện lưu thông không khí qua cây và tưới nước ở mặt đất. Một hỗn hợp đơn giản của baking soda và dầu làm vườn có thể giúp chống lại sự lây lan của đốm đen. Hoặc sử dụng thuốc diệt nấm.

Thu Thanh/TH