Da thường xuyên có vết bầm tím – Dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe
Theo quan điểm y học, khi cơ thể thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím trên da không rõ lý do, đây có thể là dấu hiệu xấu cảnh báo về các vấn đề về sức khỏe.
Theo Tạp chí Brightsite, các vết bầm tím trên da có thể là hậu quả của chấn thương. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hồng cầu bị tổn thương và thoát ra ngoài thành mạch gây ra các vết bầm đen, vàng, xanh.
Các vết bầm này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Bầm tím là dấu hiệu sức khỏe bạn đnag gặp phải vấn đề không được chủ quan (Ảnh minh họa)
Thiếu chất dinh dưỡng
Khi thiếu một vài vitamin, cơ thể cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím. Các vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, vitamin K có tác dụng đông máu và vitamin C thúc đẩy hoạt động sản xuất tế bào. Bên cạnh đó, vitamin P tham gia vào quá trình sản xuất collagen, giúp mao mạch đủ dày để chịu được áp lực của dòng máu. Nếu thiếu các vitamin trên, mạch máu sẽ bị yếu và dễ vỡ, gây ra các vết bầm tím.
Khi nhận thấy mình bị thiếu vitamin, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm trà xanh, bí đỏ, tỏi, chuối, trứng, cá, gan, rau diếp cá,…vào bữa ăn hàng ngày. Không nên sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Thiếu Estrogen (hormone sinh dục nữ)
Ảnh minh họa
Các vết bầm tím sẽ không ngừng xuất hiện nếu cơ thể bạn bị thiếu Estrogen (hormone sinh dục nữ), vốn là nguyên nhân làm suy yếu đáng kể các mạch máu và khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn. Theo các chuyên gia, sự mất cân bằng hormone kể trên có thể là do phái nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến vòng tuần hoàn của máu, dẫn đến sự xuất hiện của các vết bầm tím trên cơ thể. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết của bệnh này ở giai đoạn đầu.
Bệnh về máu
Các nghiên cứu cho thấy bệnh về máu (suy giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu di truyền,…) có thể gây ra vết bầm tím trên da.
Ảnh minh họa
Đối với trường hợp này, đi kèm với các vết bầm tím và triệu chứng sưng chân, đau chân, chảy máu chân răng, lộ rõ mao mạch trên cơ thể hoặc chảy máu cam. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để được can thiệp y tế kịp thời.
Bệnh gan
Gan còn có chức năng sản xuất ra các yếu tố đông máu. Nếu bộ phận này bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt protein cần thiết cho việc làm đông máu, bạn sẽ dễ bị chảy máu và hiện tượng bầm tím.
Xuất huyết do bệnh da liễu
Trong tình trạng ày, máu rỉ từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng nghìn vết bầm tím nhỏ, có thể gây ngứa. Hãy dùng thuốc điều trị để tránh rủi ro. Điều này có nghĩa là lượng máu bị rò rỉ ra từ các mao mạch rất nhỏ, tạo thành các vết bầm tím. Bệnh xuất huyết da khá phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là đối với phần cẳng chân.
Các trường hợp nghiêm trọng nhất có thể gây ngứa ngáy, nhưng các loại kem bôi kết hợp thói quen chống nắng tốt sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.
Tập thể dục quá mức
Ảnh minh họa
Tập thể dục cũng có thể gây ra tình trạng bầm tím da. Những người tập bài tập mạnh và nâng tạ nhiều có thể vô tình tự làm tổn thương mình, làm vỡ các mạch máu nhỏ gây bầm tím.
Việc tập gym quá sức và chơi các môn thể thao có cường độ hoạt động lớn sẽ khiến cơ thể bị va đập, chấn thương dẫn đến những vết rách cực nhỏ trong các thớ sợi cơ bắp, đây là lý do làm xuất hiện những vết bầm tím.
Lão hóa
Khi chúng ta già, việc sản sinh collagen trên da giảm và lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Sau tuổi 60, con người thường rất dễ bị các vết bầm tím dù chỉ có tác động nhẹ lên da.
Thùy Dương/TH