6 điều người lớn nên làm để tăng sự tự tin cho trẻ em ở độ tuổi 8 -14
Chúng ta luôn hiểu rằng sự tự tin đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi người và nếu không có nó, họ có thể giảm cơ hội thành công của mình và điều này cũng sẽ ảnh hưởng về mặt tâm lý đặc biệt là với những đứa trẻ mới lớn.
Những đứa trẻ ở độ tuổi 8-14 sẽ bắt đầu có sự thay đổi về mặt tâm lý chẳng hạn chúng sẽ để ý hơn đến ngoại hình, tình bạn, trách nhiệm,… Điều này làm chúng giảm đi sự tự tin của bản thân và luôn nghĩ bản thân không được hoàn hảo. Nhưng may mắn thay, có một số cách để người lớn có thể giúp cho những bạn nhỏ vượt qua nó và có tự tin trong cuộc sống.
1. Đừng kiểm soát, hãy là bạn đồng hành bên con
Một cuộc khảo sát đã xác nhận rằng 30% sự tự tin của trẻ em giảm trong độ tuổi từ 8 đến 14. Thông thường, điều này là do cha mẹ đã quá bảo vệ và luôn mong đợi sự hoàn hảo từ chúng. Việc bố mẹ quá bảo bọc con sẽ khiến đứa trẻ thiếu tự tin do không học được cách giải quyết các vấn đề cá nhân. Giúp con rèn luyện sự tự tin đòi hỏi cha mẹ phải học cách cân bằng giữa sự bảo vệ con khi cần thiết và tạo ra không gian để con tự do giải quyết.
Bố mẹ chỉ nên là bạn đồng hành để trẻ có được sự tự do và chủ động phát triển. Việc bạn nhúng tay quá nhiều vào việc của trẻ nghĩa là bạn đang lấy đi cơ hội để con tự khẳng định khả năng của mình.
2. Hãy để con bạn đối mặt với nỗi sợ của bản thân
Công việc của bạn là khuyến khích con mình vượt qua nỗi sợ hãi, đây là cách bạn có thể tiếp cận nó:
• Bắt đầu bằng cách xem xét nỗi sợ hãi của con. Lập danh sách các kết quả xấu nhất có thể xảy ra. Điều này có nghĩa là những việc này không có khả năng xảy ra nhưng trẻ sẽ sẵn sàng đối phó với chúng và có kết quả dễ dàng hơn.
• Đừng vội tìm cách loại bỏ cảm giác lo lắng mà hãy nhẹ nhàng trò chuyện và thấu hiểu cảm giác của bé.
• Bạn có thể hướng dẫn con những kĩ năng vượt qua các tình huống khó khăn nhưng chính trẻ phải là người tự giải quyết vấn đề.
3. Dạy cho bé không bỏ cuộc sau thất bại
Thất bại là điều không thể tránh khỏi như nó đã xảy ra với tất cả chúng ta. Đó là một loại bài học mà chúng ta nhận được khi chấp nhận rủi ro, đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ. Nhưng điều quan trọng đối với con bạn là học cách vượt qua nó và biết rằng con cần sẵn sàng cho lần tiếp theo.
• Ngay sau khi điều ấy xảy ra, hãy chuyển chủ đề. Đừng thúc ép trẻ phân tích những gì đã sai và đừng đảm bảo với trẻ rằng bạn có thể sửa chữa nó. Vào thời điểm ấy trẻ cần được nghỉ ngơi để quên đi nỗi sợ hãi mà chúng trải qua. Hãy để bé nghỉ ngơi trong 30 phút hoặc 3 giờ.
• Khi trẻ đã sẵn sàng, hãy bảo chúng giữ tâm trí nhẹ nhàng và từ từ nhìn lại những khó khăn mà chúng phải đối mặt. Điều này sẽ giúp não thoát khỏi trạng thái sợ hãi và cho phép bé nhìn mọi thứ bao quát hơn.
• Mục đích là để bé thấy rằng thất bại không phải là lý do để lùi bước, mà là tiếp thêm tự tin trong cuộc sống để tiến về phía trước mạnh mẽ hơn nữa.
4. Trao niềm tin rằng trẻ có thể làm điều to lớn
Mục tiêu ở đây giúp cho trẻ có suy nghĩ tích cực hơn khi gặp chuyện khó khăn đó là bạn nên thêm từ “có thể” khi bạn giải thích và phân tích một tình huống. Đây là cách giúp tự tin cho bé:
• Điều này có thể hữu ích nếu trẻ không thể ngừng bị ám ảnh về một số vấn đề nhất định, chẳng hạn như việc trẻ “thất bại” khi trình bày một dự án trước lớp và bây giờ chúng cho rằng mọi người đều nghĩ nó thật tồi tệ.
• Bây giờ là lúc bạn kể câu chuyện với từ “có thể”. Điều này có thể dẫn đến những cụm từ như: “Có thể bọn trẻ không chú ý” hoặc “Có thể ngày mai người khác sẽ mắc lỗi”.
• Cho dù những câu này có thực tế đến đâu, chúng sẽ giúp cho trẻ có suy nghĩ tích cực hơn về việc ấy và giúp chúng có thể tự tin giao tiếp với mọi người.
5. Hãy để cho bé tự lựa chọn
Khi bạn không để con mình đưa ra quyết định , có lẽ bé cũng sẽ làm điều này bên ngoài nhà. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ đưa ra những lựa chọn tồi, có thể làm giảm sự tự tin của bé nhiều hơn.
• Cho trẻ cơ hội để tự đưa ra quyết định. Nó có thể đơn giản như cho bé tham gia vào các lựa chọn và công việc hàng ngày.
• Hãy để bé chọn những gì mà bé muốn mặc, những công việc bé muốn chịu trách nhiệm trong tuần này, bé muốn để tóc như thế nào, v.v. Điều này giúp bé có thể tự tin giao tiếp với mọi người.
• Khi con bạn cảm nhận được rằng bạn tin tưởng trong các quyết định, điều này sẽ làm cho con bạn nhận ra rằng chúng có khả năng tự làm mọi việc.
6. Khen ngợi vì những nỗ lực của bé chứ không phải vì hiệu suất
Tập trung hơn vào những nỗ lực của trẻ chứ không phải nhìn vào kết quả hay hiệu suất. Điều này sẽ xây dựng sự tự tin trong cuộc sống và bé cũng sẽ có thể chịu đựng thất bại tốt hơn nhiều. Bạn cũng không nên đánh giá nỗ lực của trẻ theo trí thông minh vì nó có thể làm giảm động lực và ngăn cản bé làm việc chăm chỉ.
Nếu bạn khen con mình và nói rằng chúng đã làm rất tốt nhưng nó không hiệu quả, hãy có một cách tiếp cận khác. Hãy hỏi bé những gì bé đạt được nhờ những nỗ lực mà chúng đã bỏ ra. Bằng cách này, chúng sẽ có thể tự nhìn thấy kết quả và sẽ học được những gì chúng cần phải tiếp tục.
7. Chia sẻ những thất bại trong quá khứ của bạn.
Để đảm bảo tất cả những lời khuyên này có hiệu quả, bạn nên cởi mở trước mặt con mình. Cha mẹ hãy là người làm gương cho con, cùng con trải qua những thất bại và rủi ro trên đường đi để con tự tin hình thành. Đây là những gì bạn có thể làm, cũng là cách giúp tự tin cho bé:
• Bày tỏ cảm xúc và lo lắng về một thử thách mới mà bạn có thể vượt qua – một thử thách khiến bạn sợ hãi. Tốt hơn nữa, hãy đề nghị bé trở thành một phần của nó bằng cách hỏi bé lời khuyên. Cho phép bé hiểu được tình hình và phân tích việc ấy.
• Nói về những thất bại bạn đã gặp trong quá khứ và bạn đã sợ hãi như thế nào vào thời điểm đó. Hãy cho bé thấy rằng dù mọi thứ có rối tung đến đâu, bạn vẫn có thể phục hồi và trở thành một người tốt hơn nhờ nó.
• Thừa nhận rằng bạn đã sai hoặc quá ám ảnh về con mình. Tưởng tượng ra điều tồi tệ nhất và điều đó có nghĩa là bạn nên loại bỏ bản thân khỏi vị trí đó. Hãy nói với con của bạn: “Xin lỗi vì mẹ đã để những suy nghĩ quá ám ảnh của mình ảnh hưởng đến con.” Điều này sẽ cho phép bé hiểu hơn về ba mẹ.
Nguồn: brightside.me
Nguồn ảnh: Tổng hợp Internet