Cỏ nhọ nồi là một loài cây thần kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể
Cây cỏ nhọ nồi, còn có tên là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), họ Cúc (Asteraceae) là loài thân thảo, thân tròn màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng, cao độ 40 cm. Lá mọc đối hình mác. Cụm hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.
Cây cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu
Ở Việt Nam cỏ nhọ nồi phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500 m. Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây. Có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô. Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, cắt lấy bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô. Tùy theo yêu cầu có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.
Tác dụng của cây nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi chứa tinh dầu, tanin, chất đắng, alcaloid, các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C.
Hình ảnh cây nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu do tăng tổng lượng prothrombin trong máu. Với liều 3g/kg chuột, tăng thời gian Quick rõ rệt, tăng trương lực của tử cung cô lập, tăng prothrombin, không làm tăng huyết áp, không giãn mạch, còn tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn than, trực khuẩn đại tràng.
Theo Y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận. Dùng trị các chứng xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, băng huyết, ngoài ra cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, lá nhọ nồi hạ sốt, …
Liều dùng, ngày 6 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán, dùng tươi, lượng 50 – 100g, vò lấy dịch uống.
Người đại tiện lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Một số chứng bệnh thường dùng cỏ nhọ nồi
– Nhọ nồi trị sốt cao, trúng thử, sốt xuất huyết, dùng 50 – 100g lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.
– Nhọ nồi trị sốt xuất huyết, sốt phát ban, cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.
– Cây nhọ nồi chữa rong kinh, rong huyết, cỏ nhọ nồi, sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16g, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12g, hương phụ 10g, sắc uống, ngày một thang.
– Nhọ nồi chữa chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng 12g, sắc uống, ngày một thang.
– Nhọ nồi chữa động thai ra máu, cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 16g, củ gai , cành tía tô, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.
– Nhọ nồi chữa tóc bạc sớm: Rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho cô đặc lại lần nữa. Cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.
– Nhọ nồi chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ: Giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ, lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé. Làm 2 giờ/ lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.
– Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: rửa sạch 200-300 gr cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200-250ml.
Ngoài dùng nhọ nồi, nghệ cũng được coi là thần dược chữa đau dạ dày. Người bệnh có thể dùng nghệ chữa đau dạ dày rất hiệu quả.
lưu ý bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo!