Take a fresh look at your lifestyle.

5 bí quyết thực chiến giúp người trẻ sống chung với bão giá

Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể, giảm mua các khoản không cần thiết, tận dụng ưu đãi trên sàn thương mại điện tử… là những cách người trẻ cân đối chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả.
Xăng tăng, giá thực phẩm tăng… là tình trạng nhiều người phải đối mặt trong thời kỳ bão giá. Các quán cà phê, quán ăn đồng loạt cập nhật bảng giá dịch vụ. Từ ly cà phê đến tô hủ tiếu đều tăng 10-20%, hay hộp cơm văn phòng giữ nguyên giá nhưng khẩu phần món ăn lại ít hơn trước.
Để thích nghi với hoàn cảnh, nhiều người trẻ chọn cách thắt chặt chi tiêu như tự chuẩn bị cơm trưa, chuyển sang đi xe đạp, hạn chế du lịch nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, muốn “sống khỏe” trong cơn bão giá trường kỳ, bạn cần có chiến lược dài hạn. Dưới đây là 5 bí quyết bạn có thể tham khảo.
Lên kế hoạch và làm bảng theo dõi hàng tháng
Trung Chánh (30 tuổi, nhân viên tài chính, TP.HCM) vài năm nay theo dõi chi tiêu cụ thể và thiết lập tài chính theo nguyên tắc 50-30-20 phiên bản linh hoạt: 50% cho chi phí cố định (điện nước, phí dịch vụ, ngân hàng…); 30% cho sinh hoạt (thực phẩm, mua sắm, giải trí) và 20% cho khoản đầu tư, tiết kiệm, dự phòng.
Chánh cho phép bản thân điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ này vì đây chỉ là giới hạn cơ bản, tùy nhu cầu của từng mùa như lễ Tết hay du lịch hè, những dịp phát sinh như ma chay hiếu hỷ…
Cắt giảm các khoản không cần thiết
Lập danh sách chi tiêu với các khoản cần thiết như tiền thuê/trả góp mua nhà, điện nước, nhu yếu phẩm… trở thành thói quen của nhiều người sau đại dịch và giai đoạn giãn cách xã hội. Danh sách này cũng có thể áp dụng trong thời hậu dịch, giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn, tránh vung tiền vào những khoản không cần thiết.
“Nghiêm khắc” và “tỉnh táo” là những bí kíp nằm lòng của nhiều người trẻ khi đứng trước câu hỏi muôn thuở “mua hay không mua”. Trong đó, các sản phẩm thời trang, công nghệ bắt trend; dịch vụ thư giãn – giải trí; món đồ uống đắt tiền chỉ để đánh đổi vài tấm ảnh sống ảo trong quán cà phê… là những gạch đầu dòng đầu tiên bạn nên cắt giảm để ví tiền không bị “hụt hơi” trong thời bão giá.
Cân đối chi tiêu cho các hạng mục cố định
Sau khi có trong tay bảng theo dõi hàng tháng, nhiều người chọn cách tách bạch tài chính để dễ kiểm soát: Một phần ngân sách đưa vào ví điện tử mua đồ ăn, nạp thẻ điện thoại, đồ dùng sinh hoạt… một phần gửi tiết kiệm hoặc đầu tư.
Là tín đồ shopping online, Linh Trần (27 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội ) chọn làm “khách ruột” ở Shopee vì sàn thương mại điện tử này tích hợp ví điện tử ShopeePay tiện lợi. Từ những đồ dùng cơ bản hàng ngày như dầu gội, sữa tắm đến quần áo, giày dép, Linh đều đặt mua trên Shopee và thanh toán bằng ShopeePay để kiểm soát chi tiêu cố định, tránh “vung tay quá trán” và lưu lại thông tin khoản đã mua một cách dễ dàng.
Còn với Trung Chánh, anh tin dùng ví điện tử vì mong muốn thanh toán không tiền mặt nhiều hơn, đặc biệt sau hai năm dịch bệnh hạn chế tiếp xúc trực tiếp. “Không chỉ mua sắm hàng hóa, tôi còn thanh toán các khoản phí dịch vụ điện, nước, Internet… bằng ví ShopeePay bởi sự tiện dụng, dễ theo dõi khoản chi và có nhiều ưu đãi, mã giảm giá so với thanh toán thông thường”, Chánh cho hay.
Mua thực phẩm đủ dùng
Đi chợ hay siêu thị mua đồ ăn, chúng ta dễ bị hoa mắt vì cái gì cũng muốn cho vào giỏ hàng, dẫn đến tình trạng tích trữ thực phẩm thừa thãi, vừa tốn kém vừa không kịp sử dụng dẫn đến hư hỏng, lãng phí. Đó là lý do nhiều người trước khi mua sắm thường lên danh sách thực phẩm cần mua, chỉ mua đủ những thứ mình “cần” chứ không sa đà thứ mình “muốn”.
Còn với nhiều bà mẹ công nghệ 4.0, nền tảng chợ online như ShopeeFood là phương án tối ưu để mua thực phẩm tươi sống và được giao hàng nhanh chóng, tiện lợi. Trong khi đó, dân văn phòng ưu tiên đặt mua đồ ăn sáng, ăn trưa để được ship tận cửa công ty, không phải đi xa dưới trời mưa nắng.
“Vì là nhân viên văn phòng nên buổi sáng hoặc trưa tôi hay gọi đồ ăn ngoài. ShopeeFood là ứng dụng tôi thường xuyên dùng nhất để có những bữa ăn nóng hổi mà không phải chen chúc xếp hàng trong thời tiết nóng bức, từ đó tiết kiệm thời gian đi lại để tập trung hoàn thành công việc. Phần lớn quán tôi gọi đều có mã miễn phí vận chuyển  nên chi phí bữa ăn cũng không bị đội lên nhiều”, Linh Trần cho hay.
Người dùng không còn xa lạ với những đợt săn sale, chương trình freeship hay tích xu từ Shopee.
Tận dụng chương trình khuyến mại
Tín đồ shopping online hẳn không còn xa lạ với những chương trình sale lớn trong “ngày đôi”, lịch xả hàng cuối năm hay sự kiện mừng sinh nhật sàn thương mại điện tử. Linh Trần thậm chí còn lên kế hoạch cụ thể để săn sale dịp này.
“Để sở hữu món đồ ưa thích với mức giá ổn nhất, tôi hay chọn mua vào những ngày Shopee có chương trình sale lớn như 7/7, 8/8, 9/9… Tôi còn cẩn thận hẹn giờ trên điện thoại để đảm bảo không lỡ mất các khung giờ có nhiều ưu đãi. Với việc tận dụng tối đa ưu đãi và mã giảm giá từ Shopee, tôi tiết kiệm được nhiều tiền và còn được tặng thêm những món quà nhỏ như cột tóc, băng đô, mỹ phẩm mini size… từ các nhãn hàng”, Linh Trần chia sẻ bí quyết.
Với Huyền Trân (23  tuổi, nhân viên truyền thông, TP.HCM ), việc “lướt” sàn thương mại điện tử đã thay đổi phần lớn thói quen mua sắm của cô từ trước đến nay.
“Trước đây khi mua sắm những thứ giá trị thấp, tôi ít so sánh giá giữa các nơi, phần vì tốn thời gian hỏi và chờ phản hồi, phần vì cũng không biết nơi nào khác để so sánh. Nhưng với Shopee, việc này trở nên dễ dàng, giá cả đều được công khai, tôi có thể mua luôn nếu thấy phù hợp. Thậm chí bây giờ khi tôi bắt gặp hay có thứ gì muốn mua, việc tôi làm đầu tiên là lên Shopee tìm kiếm trước xem có không và giá cả thế nào”, Trân chia sẻ.
Nguồn Shopee