Take a fresh look at your lifestyle.

Doanh nhân Trương Gia Bình – Người hùng đưa FPT trở thành đế chế công nghệ viễn thông số 1 Việt Nam

Ông Trương Gia Bình là một trong những “lão tướng” của nền kinh tế và trước khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng như bây giờ, ông Bình đã có một thời gian dài tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

(Ảnh: Internet)

Bước chuyển mình sang sự nghiệp kinh doanh của Tiến sĩ Toán học
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956 tại Nghệ An. Ông là một người học chuyên toán nhưng lại giỏi văn, mê triết. Có lẽ những tố chất đó giúp ông trở thành một người lãnh đạo như hiện nay. Ham học hỏi giúp ông vận dụng tư duy logic đưa ra những lý lẽ thuyết phục người khác “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng”. 
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Lomonosov, nhận được tấm bằng Tiến sĩ Toán Lý tại Nga, ông Trương Gia Bình đã quyết định về nước và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu tại Viện khoa học Việt Nam. Ông vẫn tiếp tục con đường làm nghiên cứu khoa học cho đến sự kiện năm 1988 đã làm thay đổi cuộc đời ông, khi ấy ông 32 tuổi. Thời điểm năm 1988, ông Bình đã quyết định thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm cùng với các kỹ sư và nhà khoa học khác. Công ty này chính là tiền thân của FPT ngày nay.
Từ việc đang là một nhà nghiên cứu khoa học đột nhiên rẽ hướng sang kinh doanh có thể nói là một quyết định mang tính lịch sử của ông Bình. Nói về quyết định này ông có chia sẻ rằng, bởi cuộc sống của một nhà khoa học thời điểm đó rất khó khăn, chính bản thân cảm thấy rằng những nghiên cứu đó không giúp được gì cho đất nước mình.
Vậy nên, khi thấy cơ hội ở ngay trước mắt, ông đã đưa ra quyết định rẽ ngang trở thành một doanh nhân dựa trên các các mối quan hệ của một nhà khoa học. Việc bắt tay vào kinh doanh của ông đã nhen nhóm bắt đầu từ những năm 1985, cùng với những người bạn làm khoa học của mình. Ông Bình chia sẻ rằng: “Năm 1985, tôi về Việt Nam, một người bạn than thở: “Bình ơi đói quá không nuôi nổi vợ con, mình phải làm cái gì đi chứ?”. Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa trong đầu từ lâu và tôi quyết định lập nhóm Nhiệt và chất ở Viện Cơ rồi bắt đầu làm kinh tế”. 
Khởi nghiệp, ông Bình và mọi người thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm (tiền thân Tập đoàn FPT ngày nay) vì ông nghĩ Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển theo hướng này sẽ tốt hơn. 
Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa trong đầu từ lâu và tôi quyết định lập nhóm Nhiệt và chất ở Viện Cơ rồi bắt đầu làm kinh tế”. Để rồi sau đấy vào năm 1988, FPT chính thức ra đời và ông Trương Gia Bình là một trong số 13 thành viên đồng sáng lập, bao gồm ông Lê Thế Hùng; ông Võ Văn Mai; ông Đỗ Cao Bảo; ông Bùi Quang Ngọc; ông Nguyễn Thành Nam; ông Đào Vinh; ông Phạm Hùng; ông Lê Vũ Kỳ; ông Nguyễn Trung Hà; ông Lê Quang Tiến; ông Nguyễn Chí Công và ông Trần Đức Nhuận.
Song song với quá trình phát triển doanh nghiệp thì người đứng đầu FPT cũng đặc biệt chú tâm vào sự nghiệp rèn người. Vào năm 1995, ông Trương Gia Bình là người có công lớn thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, một địa chỉ đào tạo MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) quen thuộc và có uy tín tại Việt Nam. Cũng trong năm đó, nhận thấy tin học ngày càng phát triển, vị doanh nhân sinh năm 1956 này quyết định chuyển hướng phát triển mạnh lĩnh vực công nghệ. 

(Ảnh: Internet)
Xây dựng đế chế công nghệ viễn thông số 1 Việt Nam
Tuy nhiên, vào năm 1995 nhận thấy tin học ngày càng phát triển ông Bình quyết định chuyển hướng phát triển mạnh lĩnh vực công nghệ. Đến năm 2002 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Sau nhiều năm tìm tòi học hỏi mô hình và cách thức quản lý của các công ty công nghệ hàng đầu ở nước ngoài, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT để đưa công ty ngày một phát triển. Sau 10 năm thành lập và phát triển, FPT đón nhận Huân chương Lao động hạng hai, đây là một sự kiện làm xôn xao người dân thủ đô trong một thời gian dài. Không ngủ quên trên chiến thắng Trương Gia Bình tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm.
Đầu năm 2000, FPT là Công ty Tin học đầu tiên đạt chứng chỉ ISO-9001. Năm 2000, triển khai thành công hệ thống kế toán Solomon theo chuẩn ERP quốc tế, hệ FIFA/MIS, FPT trở thành hệ thống thông tin doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam. Năm 2002 doanh số FPT vượt 100 triệu USD. Năm 2003 FPT vươn lên trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất tại Việt Nam.
Nói về bí quyết để thành công thì ông Bình cho rằng: khát vọng + nhìn được các điểm nút chiến lược + tập hợp được những người có năng lực để cùng vượt qua những khó khăn. Là người luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực kế thừa, ông Bình đẩy mạnh thêm một bước về lĩnh vực giáo dục là thành lập Trường Đại học FPT vào năm 2006, nhằm đào tạo kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Hiện nay, Đại học FPT có khoảng 10 nghìn sinh viên, ngoài ra cũng đào tạo cho khoảng 50 ngàn sinh viên trong các hệ thống giáo dục khác.
Đến năm 2006, FPT tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và chính thức lên sàn chứng khoán, đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ thông tin niêm yết trên sàn và chỉ trong vòng nửa tháng giá cổ phiếu của FPT tăng 46 lần so với mệnh giá ban đầu. Giá trị của công ty trên thị trường tăng 28.000 tỷ đồng, tương đương 1,75 tỷ đô la vào thời điểm đó. Tài sản của đội ngũ lãnh đạo trong FPT cũng nhờ vậy mà tăng lên nhanh chóng.
Năm 2008, FPT chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần FPT và được duy trì cho đến nay, hoạt động chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chỉ ra đặc điểm để nhận biết những người có thể “kiến tạo thế giới”: Họ vốn dĩ không sợ hãi điều gì Đáng nói, người sáng lập FPT cũng chính là người mở màn cho thế hệ đại gia Việt. 

(Ảnh: Internet)
Được đánh giá là người có tầm nhìn xa, ông Bình luôn đưa ra những định hướng chiến lược có tính bước ngoặt cho sự phát triển của FPT, đồng thời ông cũng là người đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho các lãnh đạo Việt Nam trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam. Ông từng được bầu chọn vào Top 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu và Top 10 cá nhân có nhiều đóng góp và ảnh hưởng lớn đến Internet Việt Nam trong 10 năm qua. Vừa qua, ông Trương Gia Bình được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ năm 2007 đến năm 2011. Năm 2009, ông đã chủ động rút khỏi vị trí điều hành nhường lại cho thế hệ trẻ. Nhưng thời gian vừa qua, sau sự kiện ông Trương Đình Anh từ nhiện chức Tổng Giám đốc FPT, ông Bình một lần nữa đứng ra lèo lái con thuyền FPT.
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, để biến những khó khăn thành lợi thế, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần nhìn thấy những thay đổi đang chuẩn bị diễn ra để nắm bắt cơ hội, đồng thời cũng cần trang bị cho mình những phương pháp kỹ năng mới giúp tận dụng tối đa những thay đổi đó. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, trong thời buổi kinh tế khó khăn cần phải nghĩ ra được các hình thức kinh doanh sáng tạo để tạo ra sự khác biệt như thế mới thành công. Sự kiện ông Trương Gia Bình quay trở lại “ghế nóng” của FPT khiến cố phiếu của FPT “ấm” trở lại sau gần 1 tháng đóng băng. Điều này chứng minh rằng sức nặng của ông Bình tại FPT.
Hiện tại, ông Trương Gia Bình đứng vị trí 22 trong bảng xếp hạng này với giá trị tài sản nắm giữ gần 1.880 tỷ đồng. Không chỉ nổi tiếng là người lãnh đạo bản lĩnh của tập đoàn công nghệ số 1 Việt Nam, ông Trương Gia Bình còn là một trong ít lãnh đạo nổi tiếng của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thường xuyên có những buổi hội thảo, trao đổi với giới trẻ.
Người được mệnh danh là linh hồn của FPT từng bộc bạch rằng: “Tôi và FPT, chúng tôi lúc nào cũng nỗ lực và muốn vươn lên đỉnh cao của thế giới”. “Một trong những bí quyết kinh doanh của FPT là đem cho. Muốn đất nước hùng mạnh thì phải có người đóng góp.” Dưới sự dẫn dắt của doanh nhân tuổi Bính Thân này, FPT đang ngày càng lớn mạnh với 7 công ty con và 2 công ty liên kết. Sau 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của FPT đạt 21.163 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 3.169 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2020, quy mô tổng tài sản của công ty đạt 37.757 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 18.178 tỷ đồng. 
TH