Take a fresh look at your lifestyle.

Công dụng tuyệt vời của củ gừng

Gừng là một loại cây nhiệt đới thuộc họ Zingiberaceae. Cây gừng có xuất xứ từ Đông Nam Á, Trung Quốc và Tây Ấn. Gừng đã được con người ưa chuộng từ hàng trăm năm về trước và hiện nay được trồng, canh tác tại Châu Phi, Nam Mỹ, Mã Lai, các nước vùng Caribean, Nhật Bản. Gừng cũng là cây thuốc quý được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Tác dụng của gừng trong cuộc sống

Các món ăn từ gừng.

Có hơn 1000 loại gừng trong họ Zingiberaceae. Gừng tỏa hương từ mọi bộ phận của cây nhưng chủ yếu chỉ sử dụng phần rễ cây. Rễ gừng có rất nhiều công dụng như: thẩm mỹ, nước hoa, thuốc, ẩm thực. Hoa gừng có màu đỏ hoặc mọc thành những chùm nụ hoa màu hồng và thường được dùng trong trang trí hoa, thiết kế cây cảnh nhờ vào màu sắc tươi tắn, các cành hoa chắc, lâu tàn.

Không những vậy, gừng còn được xem là thuốc quý, tác dụng nổi trội của gừng như giảm chứng lạnh, làm ấm dạ dày, tác dụng chống viêm. Gừng còn có khả năng kháng khuẩn mạnh và được dùng trong nhiều nước nhằm phòng, chữa bệnh cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch. Gừng có thể giúp lưu thông máu nhanh, ăn ngon miệng hơn và thúc đẩy tiêu hóa tốt. Gừng giúp phụ nữ bị đau bụng kinh có thể cải thiện tình trạng đau đớn. Gừng có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của con người, đồng thời giúp điều chỉnh chức năng tuyến tiền liệt, có thể ngăn ngừa bệnh về tuyến tiền liệt.

Không những thế, ăn mỗi ngày vài lát gừng còn có thể điều chỉnh chứng rối loạn chức năng tình dục, có hiệu quả rõ rệt. Gừng có chứa tinh chất cay nồng, có thể có tác dụng trong quá trình làm việc của gan, từ đó giảm sự xuất hiện của nguy cơ sản sinh ra sỏi mật…

Củ gừng có vị cay và hương thơm đặc biệt, có thể dùng để điều vị thêm hương, là thứ gia vị vô cùng hấp dẫn, không thể thiếu trong cuộc sống. Gừng có thể ăn sống, có thể nấu chín, có thể ngâm, ngâm muối, ngâm chua, có thể gia công thành nước gừng, bột gừng, rượu gừng, gừng khô, có thể chiết xuất sản xuất hương liệu… Cách ăn gừng khác nhau mang lại những hiệu quả khác nhau.

Trong ẩm thực, gừng được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và rượu. Gừng còn được dùng để làm bánh, nấu canh và pha trà. Trà gừng có công dụng thanh lọc cơ thể. Trong ẩm thực phương Tây, gừng được dùng để làm các món ngọt như sô-đa gừng, bánh mì gừng, bánh quy gừng…

Gừng tươi, phơi khô hoặc nghiền bột được dùng qua hàng ngàn năm chữa chứng buồn nôn và củng cố hệ tuần hoàn. Về khía cạnh nước hoa, hương thơm có chút hương đắng, tươi, ấm… Thành phần hoạt tính của dầu gừng là curcumene, alpha-zingiberene, citral và geraniol. Hương thơm này kết hợp rất tốt với hoa nhài, tinh dầu hoa cam, hoa oải hương, bạc hà, hoa hồng, cam bergamot, hung quế, hoắc hương, cây bách xù và xả chanh.

Những lưu ý khi dùng gừng: Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ). Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng,người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét. Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập bởi củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan.

Mặc dù tác dụng của gừng với sức khỏe là rất tốt nhưng chúng ta không nên sử dụng một cách bừa bãi. Bởi nếu sử dụng vượt quá liều lượng, đôi khi sẽ gây phản tác dụng. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã biết thêm về giá trị của loại thực phẩm này. 

Sưu tầm