Take a fresh look at your lifestyle.

Cha mẹ không nên mắng trẻ vào thời điểm này kẻo phản tác dụng

 Trẻ vì thiếu kiểm soát mà có thể làm cha mẹ cáu giận bất cứ thời điểm nào, không gian nào. Nhưng cha mẹ không thể vì thế mà tùy tiện mắng con. Có một số thời điểm mà cha mẹ cần lưu ý.
Không nên quát mắng con vào sáng sớm, buổi đêm hoặc khi trẻ đang mệt mỏi
Đối với cả trẻ em và người lớn, bắt đầu buổi sáng với tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng tới kết quả làm việc, học tập cả một ngày. Vì vậy, cha mẹ hãy giữ cho con một tâm lí thoải mái nhất trước khi ra khỏi nhà để bé không phải “ôm khư khư” sự khó chịu trong người suốt cả ngày dài, không thể thực hiện những kế hoạch đã dự định từ trước.
Cha mẹ không nên mắng trẻ vào thời điểm này kẻo phản tác dụng - Ảnh 1.

Không nên quát mắng con vào buổi sáng (Ảnh: Internet)

Tương tự như vậy, sau cả một ngày, trẻ cần được nghỉ ngơi. Trở về nhà, nếu bị la mắng có thể sự mệt mỏi, căng thẳng nhân lên gấp nhiều lần. Nhẹ thì có thể gây bứt rứt, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới sự căng thẳng thần kinh, thậm chí trầm cảm cho bé.
Giữa chốn đông người
Nếu muốn con càng ngày càng trở nên nhút nhát, tự ti vào bản thân và cảm thấy cô đơn, sợ hãi khi đứng trong đám đông – bố mẹ hãy cứ mang lỗi lầm ra mà mắng con khi đang có nhiều người chứng kiến. Còn nếu bố mẹ muốn điều ngược lại, thì hãy tránh xa thời điểm này nếu muốn nhắc nhở con.
Bởi cũng giống như người lớn, trẻ luôn có nhu cầu cần được tôn trọng và thể hiện bản thân mình. Vậy nên bố mẹ hãy cố gắng để hiểu suy nghĩ của trẻ và chọn cách ứng xử thích hợp với con khi đang ở giữa đám đông hay khi nhà có khách tới chơi…
Cha mẹ không nên mắng trẻ vào thời điểm này kẻo phản tác dụng - Ảnh 2.
Khi đứng trước mặt người lạ
Nhiều cha mẹ có thói quen mắng con mọi lúc, mọi nơi, thậm chí mắng con khi ở nơi công cộng hoặc trước mặt bạn bè của con. Năm 2020, một học sinh lớp 9 ở Trung Quốc nhảy lầu tự tử sau khi bị mẹ mắng, tát trước mặt bạn học, theo  Japan Today. Vụ việc này là bài học thức tỉnh những cha mẹ thường xuyên mắng con ở nơi đông người. Tại Nhật Bản, khi trẻ phạm lỗi, họ sẽ đưa con đến một góc khuất, kín đáo để nói chuyện, thay vì lớn tiếng quát mắng con trước mặt nhiều người. Cách làm này giúp tránh gây tổn thương lòng tự trọng của trẻ, việc dạy con cũng diễn ra thuận lợi hơn. 

Khi trẻ thừa nhận sai lầm

Khi trẻ mắc lỗi, chúng rất có ý thức về lỗi lầm của mình. Nếu trẻ biết mình đã sai ở đâu mà cha mẹ vẫn không ngừng chỉ trích, làm vậy không những vô nghĩa mà còn khiến trẻ có suy nghĩ tiêu cực hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ hay bị đổ lỗi và khen ngợi thường có những cách đối mặt với khó khăn khác nhau, một người sẽ có tâm lý rút lui và né tránh, trong khi người kia sẽ chủ động giải quyết mọi việc.

Phương Nghi (t/h)